Luật sư tư vấn, bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về Tội gây ô nhiễm môi trường (Điều 235 BLHS 2015)


I. Lời mở đầu

Môi trường là không gian sống, nơi cung cấp tài nguyên thiên nhiên phục vụ cuộc sống của con người. Chính vì sự quan trọng này, bảo vệ môi trường là trách nhiệm và nghĩa vụ quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, môi trường ngày càng bị huỷ hoại bởi những hành vi vô ý thức của con người, do đó, Bộ luật Hình sự đã quy định cụ thể về tội danh gây ô nhiễm môi trường tại Điều 235 BLHS 2015 để những người có hành vi huỷ hoại môi trường chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.Nếu Quý khách đang đang gặp các thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề này, xin mời tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư bộ phận Hình sự – Công ty luật ThinkSmart để có thể bảo vệ được những quyền và lợi ích của mình khi gặp vấn đề pháp lý liên quan đến tội gây ô nhiễm môi trường.

II. Giải thích thuật ngữ

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người và các sinh vật khác. Các loại ô nhiễm môi trường hiện nay được phân ra theo những hình thức sau: Ô nhiễm môi trường đất; Ô nhiễm môi trường nước; Ô nhiễm môi trường không khí; Ô nhiễm tiếng ồn. 

Các hành vi nào có thể bị cấu thành tội gây ô nhiễm môi trường?

Có rất nhiều các hành vi gây ra hậu quả ô nhiễm môi trường, song không phải hành vi nào cũng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Những hành vi chôn, lấp, đổ, đưa chất thải, khí thải có độc, nhiễm xạ ra ngoài môi trường, xả thải nước thải vượt mức quy định sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh này. 

III. Dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình sự tội gây ô nhiễm môi trường:

Về mặt khách quan

Người phạm tội có thể thực hiện một hoặc một số hành vi sau:

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải nguy hại đặc biệt hoặc chất thải nguy hại thuộc Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy vượt quá mức cho phép (từ 1000 kilogam đến dưới 3000 kilogam) hoặc chất thải nguy hại khác (từ 3000 kilogam đến dưới 10.000 kilogam);

+ Xả thải ra môi trường nước thải có thông số môi trường nguy hại vượt quá mức cho phép về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và số lượng m3 xả trong 1 ngày;

+ Thải ra môi trường chất khí có thông số môi trường nguy hại vượt quá mức cho phép về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường và số lượng m3 xả trong 1 ngày;

+ Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường trái pháp luật chất thải rắn thông thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép;

+ Xả ra môi trường nước thải, chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải dạng rắn hoặc phát tán khí thải có chứa chất phóng xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.

Về mặt khách thể

Tội gây ô nhiễm môi trường là tội xâm phạm đến các quy định của Nhà nước về bảo vệ môi trường. Bao gồm tổng hợp tất cả các hành vi xâm phạm đến bầu khí quyển, nguồn đất, nguồn nước.

Về mặt chủ thể

Những người thực hiện hành vi phạm tội được quy định tại khoản 1 điều 235 BLHS 2015 thì đều có thể trở thành chủ thể của tội gây ô nhiễm môi trường. Cá nhân phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Ngoài ra theo quy định của Bộ luật hình sự 2015 thì Pháp nhân thương mại phạm tội gây ô nhiễm môi trường cũng có thể bị xử lý hình sự về tội danh này. Đây là một quy định mới của BLHS 2015 xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đấu tranh tội phạm đối với các hành vi xâm phạm môi trường sống, đặc biệt là của các doanh nghiệp, tổ chức.

Về mặt chủ quan

Người thực hiện hành vi phạm tội này là do cố ý. Tuy nhiên, khi thực hiện hành vi thải vào môi trường các loại khói, bụi, chất độc hoặc các yếu tố độc hại khác; phát bức xạ, phóng xạ người phạm tội không cố ý nhưng sau khi đã bị xử phạt hành chính, họ vẫn cố tình không thực hiện các biện pháp khắc phục theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền và dấu hiệu này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm nên tội phạm này phải được coi là do cố ý.

Về hình phạt

Đối với cá nhân

Người phạm tội sẽ phải bị áp dụng mức phạt nhẹ nhất là bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Hình phạt nặng nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại

pháp nhân thương mại phạm tội danh này sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; mức phạt nặng nhất là bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

Điều 235. Tội gây ô nhiễm môi trường
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 3.000 kilôgam đến dưới 5.000 kilôgam;
b) Xả thải ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 lần đến dưới 04 lần;
d) Xả ra môi trường từ 5.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
đ) Thải ra môi trường từ 300.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 500.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 200.000 kilôgam đến dưới 500.000 kilôgam;
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 02 lần đến dưới 04 lần.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật 5.000 kilôgam trở lên;
b) Xả thải ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày trở lên nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
c) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật 04 lần trở lên;
d) Xả ra môi trường 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải trở lên có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
đ) Thải ra môi trường 500.000 mét khối (m3)/giờ trở lên bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên;
e) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật 500.000 kilôgam trở lên;
g) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm trên trung bình theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
h) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định 04 lần trở lên.
3. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy cần phải loại trừ theo quy định tại Phụ lục A Công ước Stockholm về các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy trái quy định của pháp luật từ 1.000 kilôgam đến dưới 3.000 kilôgam;
b) Chuyển giao, cho, mua, bán chất thải nguy hại hoặc chất hữu cơ khó phân hủy thuộc danh mục cấm sử dụng trái quy định của pháp luật từ 2.000 kilôgam trở lên;
c) Xả thải ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có các thông số môi trường nguy hại vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần;
d) Xả nước thải ra môi trường có chứa chất phóng xạ gây nhiễm xạ môi trường vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần;
đ) Xả ra môi trường từ 1.000 mét khối (m3)/ngày đến dưới 10.000 mét khối (m3)/ngày nước thải có độ PH từ 0 đến dưới 2 hoặc từ 12,5 đến 14;
e) Thải ra môi trường từ 150.000 mét khối (m3)/giờ đến dưới 300.000 mét khối (m3)/giờ bụi, khí thải vượt quá quy chuẩn kỹ thuật về chất thải 10 lần trở lên;
g) Chôn, lấp, đổ, thải ra môi trường chất thải rắn thông thường trái quy định của pháp luật từ 100.000 kilôgam đến 200.000 kilôgam;
h) Chất thải có chứa chất phóng xạ, gây nhiễm xạ môi trường thuộc nguồn phóng xạ loại có mức độ nguy hiểm dưới trung bình theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn bức xạ – phân nhóm và phân loại nguồn phóng xạ vượt quy chuẩn cho phép;
i) Phát tán ra môi trường bức xạ, phóng xạ vượt quá quy chuẩn kỹ thuật hoặc vượt mức giới hạn theo quy định từ 01 lần đến dưới 02 lần.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm.

IV. Thủ tục tố tụng hình sự tội gây ô nhiễm môi trường:

Luật sư mô tả quá trình tố tụng hình sự tội gây ô nhiễm môi trường để Quý khách nắm được nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của bản thân. 

1. Khởi tố vụ án hình sự:

Ngay sau khi nhận được thông tin tố giác tội phạm, trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định tính chính xác thông tin để nhận định có hay không dấu hiệu của tội gây ô nhiễm môi trường. Từ đó đưa ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án.

 2. Điều tra vụ án hình sự:

Giai đoạn này, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập, phân tích, nghiên cứu các chứng cứ của vụ án. Chứng cứ có thể thu thập từ hiện trường, lời khai của nghi phạm, người làm chứng… từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan, kịp thời và đúng người, đúng tội.

3. Truy tố:

Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Truy tố là hoạt động của viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự.

4. Xét xử sơ thẩm:

Xét xử sơ thẩm là giai đoạn được tiến hành sau khi toà án thụ lý vụ án. Đây là hoạt động xét xử ở cấp thứ nhất nên trong giai đoạn này, hội đồng xét xử sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, đưa ra phán quyết mức độ phạm tội của bị cáo về tội gây ô nhiễm môi trường. Hình thức xét xử sơ thẩm được thực hiện theo hình thức công khai trừ một số trường hợp cụ thể.

5. Xét xử phúc thẩm:

Sau khi bản án quyết định sơ thẩm được tuyên thì chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Giai đoạn này, Quý khách có quyền kháng cáo nếu không đồng tình với phán quyết của toà án. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.

6. Giám đốc thẩm, tái thẩm:

Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ như:  Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

Tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó. 

7. Thi hành án hình sự:

Thi hành án hình sự là hoạt động tiến hành thực hiện bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt dành cho người bị kết án về tội gây ô nhiễm môi trường. 

V. Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa cho khách hàng về tội gây ô nhiễm môi trường: 

Sau khi tìm hiểu những dấu hiệu pháp lý liên quan đến tội gây ô nhiễm môi trường nếu Quý khách nhận thấy hành vi của mình có những dấu hiệu trên mời Quý khách tham khảo “Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường” :

1. Nội dung công việc

Khi Quý khách kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn, đại diện bảo vệ với các nội dung cụ thể sau đây:

  • Nhận tư vấn định hướng miễn phí: Luật sư ThinkSmart phân tích các quy định của pháp luật về tội gây ô nhiễm môi trường, phân tích sơ bộ về vụ việc, chỉ ra những quyền lợi mà quý khách sẽ được bảo vệ; đề xuất hướng giải quyết có lợi cho khách hàng.
  • Nhận tư vấn chuyên sâu: Luật sư ThinkSmart sẽ phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ tội có lợi cho Quý khách đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
  • Quý khách sẽ được chủ động lựa chọn, quyết định phương án giải quyết vụ việc.
  • Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản để trình bày, tranh tụng, bảo vệ quyền lợi cho Quý khách theo quy định pháp luật.
  • Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, nhận văn bản, làm việc với các bên thứ ba như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án …

2. Các gói dịch vụ

Dựa trên nhu cầu, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:

Gói 1: Luật sư tư vấn, nhận định vụ việc, vấn đề pháp lý mà Quý khách đang gặp phải (Quý khách sẽ được Luật sư tư vấn về trình tự tố tụng, thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng, ưu – nhược điểm các phương án giải quyết theo quy định của pháp luật…)

Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: Quý khách sẽ được Luật sư tư vấn về trình tự tố tụng, thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng, ưu – nhược điểm các phương án giải quyết theo quy định của pháp luật; các tình tiết có lợi, bất lợi cho Quý khách, định hướng và soạn thảo các đơn thư có giá trị để bảo vệ tốt nhất lợi ích của Quý khách trước pháp luật.

Gói 3: Luật sư tư vấn, bảo vệ và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc: Quý khách sẽ được Luật sư đại diện toàn bộ quá trình thực hiện tố tụng để làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích của Quý khách trước các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác.

Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.

3. Cách thức kết nối:

Quý khách dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức:

4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết

Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.

v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

VI. Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty ThinkSmart về vấn đề liên quan đến bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường. Nếu có bất kỳ thắc mắc xin hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline 1900 636391. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *