Luật sư tư vấn bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các quyền liên quan đến quyền tác giả


Lời mở đầu

– Luật sư tư vấn về sở hữu trí tuệ;

– Luật sư tư vấn, bảo hộ quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả.

Giải thích thuật ngữ

Quyền liên quan đến tác giả là gì?

Quyền liên quan đến tác giả (quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

Tác phẩm là gì?

Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất cứ phương tiện hay hình thức nào. 

Tổng quan chung về quyền liên quan tới tác giả

Điều kiện bảo hộ quyền liên quan tới tác giả

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền liên quan

– Diễn viên, ca sĩ, nhạc công, vũ công và những người khác trình bày tác phẩm văn học, nghệ thuật (sau đây gọi chung là người biểu diễn).

– Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu cuộc biểu diễn quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật Sở hữu trí tuệ

– Tổ chức, cá nhân định hình lần đầu âm thanh, hình ảnh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh, hình ảnh khác (sau đây gọi là nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình).

– Tổ chức khởi xướng và thực hiện việc phát sóng.

Các đối tượng quyền liên quan được bảo hộ

Cuộc biểu diễn được bảo hộ nếu thuộc một trong các quyền sau đây:

a) Cuộc biểu diễn do công dân Việt Nam thực hiện tại Việt Nam hoặc nước ngoài;

b) Cuộc biểu diễn do người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam;

c) Cuộc biểu diễn được định hình trên bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo quy định tại Điều 30 của Luật Sở hữu trí tuệ;

d) Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình mà đã phát sóng được bảo hộ theo quy định tại Điều 31 của Luật Sở hữu trí tuệ;

đ) Cuộc biểu diễn được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 a) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có quốc tịch Việt Nam;

b) Bản ghi âm, ghi hình của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá được bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng có quốc tịch Việt Nam;

b) Chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá của tổ chức phát sóng được bảo hộ theo điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá chỉ được bảo hộ theo quy định tại các khoản trên  với điều kiện không gây phương hại đến quyền tác giả.

Nội dung, giới hạn quyền liên quan đến tác giả

Quyền của người biểu diễn

a. Người biểu diễn đồng thời là chủ đầu tư thì có các quyền nhân thân và các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn; trong trường hợp người biểu diễn không đồng thời là chủ đầu tư thì người biểu diễn có các quyền nhân thân và chủ đầu tư có các quyền tài sản đối với cuộc biểu diễn.

b. Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

– Được giới thiệu tên khi biểu diễn, khi phát hành bản ghi âm, ghi hình, phát sóng cuộc biểu diễn;

– Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của người biểu diễn.

c. Quyền tài sản bao gồm độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình;

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình;

– Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng;

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các quyền quy định tại khoản c nêu trên phải trả tiền thù lao cho người biểu diễn theo quy định của pháp luật hoặc theo thoả thuận trong trường hợp pháp luật không quy định.

Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm, ghi hình của mình

– Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao bản ghi âm, ghi hình của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được hưởng quyền lợi vật chất khi bản ghi âm, ghi hình của mình được phân phối đến công chúng.

Quyền của tổ chức phát sóng

Tổ chức phát sóng có độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền sau đây:

– Phát sóng, tái phát sóng chương trình phát sóng của mình;

– Phân phối đến công chúng chương trình phát sóng của mình;

– Định hình chương trình phát sóng của mình;

– Sao chép bản định hình chương trình phát sóng của mình.

Tổ chức phát sóng được hưởng quyền lợi vật chất khi chương trình phát sóng của mình được ghi âm, ghi hình, phân phối đến công chúng.

Thời hạn bảo hộ quyền liên quan đến tác giả

– Quyền của người biểu diễn được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình.

– Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm công bố hoặc năm mươi năm kể từ năm tiếp theo năm bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố.

– Quyền của tổ chức phát sóng được bảo hộ năm mươi năm tính từ năm tiếp theo năm chương trình phát sóng được thực hiện.

Thời hạn bảo hộ quy định tại các khoản trên chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ các quyền liên quan.

Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả

Chuẩn bị hồ sơ

a) Tờ khai đăng ký quyền liên quan

Người biểu diễn, Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và Tổ chức phát sóng đăng ký quyền liên quan sử dụng mẫu tờ khai đăng ký quyền liên quan.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính chủ sở hữu quyền liên quan hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp hồ sơ, chủ sở hữu quyền liên quan; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

b) 02 bản sao bản định hình đăng ký quyền liên quan.

01 bản lưu tại Cục Bản quyền tác giả, 01 bản đóng dấu ghi số Giấy chứng nhận đăng ký gửi trả lại cho chủ thể được cấp Giấy chứng nhận đăng ký.

c) Giấy uỷ quyền, nếu người nộp hồ sơ là người được uỷ quyền;

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp hồ sơ, nếu người nộp hồ sơ thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền liên quan thuộc sở hữu chung.

Các tài liệu quy định tại các điểm c, d, đ và e phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và có công chứng/chứng thực. Các tài liệu gửi kèm hồ sơ nếu là bản sao phải có công chứng, chứng thực.

Người nộp và cách thức nộp hồ sơ

Chủ sở hữu quyền liên quan có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 hồ sơ đăng quyền liên quan tại trụ sở Cục Bản quyền tác giả. Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ:

Phòng Đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan, Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội. ĐT: 024.38 234 304.

Cá nhân, pháp nhân nước ngoài có tác phẩm, chương trình biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng được bảo hộ quyền liên quan quy định tại khoản 2 Điều 13 và Điều 17 của Luật Sở hữu trí tuệ trực tiếp hoặc uỷ quyền cho tổ chức tư vấn, dịch vụ bảo hộ quyền liên quan nộp đơn đăng ký quyền liên quan tại Cục Bản quyền tác giả.

Thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan đến tác giả

Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Cục Bản quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho người nộp hồ sơ. Trong trường hợp từ chối thì Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ.

Đăng bạ và công bố đơn đăng ký quyền liên quan đến tác giả

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan do cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan cấp trước ngày Luật Sở hữu trí tuệ có hiệu lực tiếp tục được duy trì hiệu lực.

Dịch vụ Luật sư bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với quyền liên quan đến tác giả

Nội dung công việc

Trong quá trình thực hiện việc đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả, nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn …, với các nội dung cụ thể sau đây:

  • Nhận tư vấn định hướng miễn phí: chúng tôi sẽ đưa ra tư vấn và hướng dẫn quý khách các bước thực hiện một cách tổng quát trên cơ sở các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ
  • Nhận tư vấn chuyên sâu: Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
  • Quý khách chủ động quyết định phương án giải quyết.
  • Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản theo thủ tục tố tụng hình sự.
  • Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ và các bên thứ ba.

Các gói dịch vụ

Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:

  • Gói 1: Luật sư tư vấn: luật sư sẽ tư vấn về các bước đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả; phân tích, đánh giá sơ bộ về khả năng bảo hộ dựa trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn.
  • Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: Bên cạnh việc tư vấn, phân tích, đưa ra các phương án cho quý khách lựa chọn, chúng tôi còn hỗ trợ quý khách chuẩn bị hồ sơ và các giấy tờ theo đúng quy định về nội dung và hình thức
  • Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc: Luật sư tiến hành tư vấn về các bước đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả và các vấn đề liên quan. Đại diện cho quý khách trong việc chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, thực hiện các thủ tục khác có liên quan đến việc đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả. 

Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.

Cách thức kết nối

Để nhận tư vấn về chuyên môn cũng như thủ tục đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả, Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây:

Nguyên tắc hoạt động, cam kết

Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.

v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ quyền liên quan đến tác giả. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *