Quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN – không chủ trương)


Trong quá trình hoạt động đầu tư, vì nhiều lý do mà chủ đầu tư quyết định chuyển nhượng dự án đầu tư của mình. Vậy quyền chuyển nhượng dự án đầu tư hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký đầu tư và không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư và thủ tục chuyển nhượng được quy định như thế nào theo luật Việt Nam?

Cơ sở pháp lý

– Luật Đầu tư 2020.

– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ.

– Nghị định số 76/2015/NĐ-CP ngày 10/9/2015 của Chính phủ.

– Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT, ngày 18/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

I. Giải thích từ ngữ

Cơ quan đăng ký đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Dự án đầu tư mở rộng là dự án đầu tư phát triển dự án đang hoạt động đầu tư kinh doanh bằng cách mở rộng quy mô, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm hoặc cải thiện môi trường.

Dự án đầu tư mới là dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án hoạt động độc lập với dự án đang thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

II. Nội dung quy trình

1. Trình tự, thủ tục 

Bước 1Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ, tài liệu
Bước 2Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền
Bước 3Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Bước 4Nhận kết quả

2. Mô tả quy trình

Bước 1: Chuẩn bị và soạn thảo hồ sơ. Gồm:

– Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư (theo mẫu);

– Văn bản đề nghị điều chỉnh thay đổi Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);

– Báo cáo tình hình triển khai dự án đầu tư đến thời điểm đề nghị điều chỉnh dự án đầu tư;

– Quyết định về việc điều chỉnh dự án đầu tư của nhà đầu tư;

– Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;

– Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Bản sao hộ chiếu, thẻ tạm trú hoặc giấy xác nhận tạm trú đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (nếu có);

– Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC (nếu có);

Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ cần thiết, sẽ thực hiện nộp hồ sơ và các giấy tờ cần thiết tại cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

Tại giai đoạn này, khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện rà soát tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

– Trường hợp hồ sơ đầy đủ và đúng quy định thì tiếp nhận hồ sơ, (đồng thời phát hành 02 liên Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả / 01 liên giao cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, 01 liên chuyển kèm theo Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ và được lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công).

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ thông qua việc phát hành và giao Phiếu yêu cầu bổ sung hoàn thiện hồ sơ cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ;

– Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì không tiếp nhận hồ sơ (đồng thời phát hành 02 liên Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ/ 01 liên giao cho tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ, một liên được lưu tại Trung tâm Phục vụ hành chính công).

Bước 4: Nhận kết quả hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp lại Giấy hẹn trả kết quả và nhận kết quả giải quyết trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công hoặc thông qua dịch vụ bưu chính công ích.

III. Dịch vụ Luật sư tư vấn quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương)

1. Nội dung công việc

Trong quá trình tư vấn quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương), nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn tư quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương), với các nội dung cụ thể sau đây:

• Nhận tư vấn về: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương)

• Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.

• Quý khách chủ động quyết định phương án.

• Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản theo quy định pháp luật.

• Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, làm việc với các bên thứ ba như ở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác…

• Nhận kết quả (hoàn thành mục tiêu của Quý khách).

2. Các gói dịch vụ

Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:

• Gói 1: Luật sư tư vấn: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương)

• Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: điều kiện, hồ sơ, thủ tục chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương)

• Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc.

Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.

3. Cách thức kết nối

Để nhận tư vấn quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương), Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây:

4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết

Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.

v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

IV. Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về tư vấn quy trình chuyển nhượng dự án đầu tư (có GCN-không chủ trương). Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *