7 đối tượng bị hạn chế thành lập, hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam


Lời mở đầu

Khi đến với ThinkSmart để nhận tư vấn về “Thành lập – Hoạt động Doanh nghiệp”, những Khách hàng có nhu cầu mở công ty để kinh doanh thường quan tâm ban đầu đến: giá trị vốn góp, các ngành nghề kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, ưu đãi đầu tư, thuế, thỏa thuận phân chia lợi nhuận giữa các chủ sở hữu, …

Tuy nhiên, trước khi tư vấn pháp luật cho Khách hàng về những vấn đề nêu trên, Luật sư ThinkSmart sẽ hỏi khách hàng một câu, đó là “Những ai (cá nhân, pháp nhân) nào sẽ đứng ra thành lập doanh nghiệp?”.

Về cơ bản, các Tổ chức, cá nhân có thể tự do thành lập và quản lý doanh nghiệp. Song có những cá nhân, tổ chức bị giới hạn quyền này theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 (mới nhất).

Quý khách có thể tự kiểm tra mình, doanh nghiệp của mình hoặc đối tác có thuộc trường hợp bị hạn chế hay không.

7 đối tượng bị hạn chế thành lập, hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam

(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

(2) Cán bộ, công chức, viên chức;

(3) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;

(4) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;

(5) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;

(6) Người đang bị truy cứu TNHS, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;

(7) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.

2 đối tượng không được góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, trừ 02 trường hợp sau đây:

(1) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

(2) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Như vậy, trừ các trường hợp nêu trên, Quý khách hoàn toàn có thể thành lập và quản lý doanh nghiệp cũng như góp vốn để đầu tư kinh doanh. Trân trọng./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *