Hợp đồng tiền hôn nhân, nên hay không?


Lời mở đầu

Trong cuốn Nghĩ lớn để thành công, Tổng thống Trump, người đã trải qua 3 cuộc hôn nhân từng viết: “Hôn nhân là một loại hợp đồng không giống như bất kỳ hợp đồng nào khác trong cuộc sống. Bạn kết hôn vì tình yêu. Nhưng chữ ký của bạn trên giấy chứng nhận kết hôn bao gồm tất cả về quyền, nghĩa vụ và tài sản. Đó là một hợp đồng ràng buộc về mặt pháp lý, nó không liên quan gì đến tình yêu”.

Ông cũng chia sẻ: “Tôi khuyên các bạn nên có bản hợp đồng tiền hôn nhân, đó không phải là việc bạn có tin tưởng vào người bạn đời của mình hay không. Mà đơn giản đó chỉ là việc tránh những rắc rối về sau”.

Chính nhờ những thỏa thuận từ trước, ông Trump đã bảo vệ được khối tài sản khổng lồ của mình khi ly hôn. Sau khi ly hôn, ông chỉ mất số tiền rất nhỏ so với khối tài sản hàng tỷ đô đang sở hữu.

Thế nào là Hợp đồng tiền hôn nhân ?

Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” . “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” được quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Hợp đồng tiền hôn nhân có thể hiểu là một loại hợp đồng mà chủ thể là các cặp đôi trước khi kết hôn thực hiện, nhằm thỏa thuận về các vấn đề pháp lý như phân định tài sản chung, tài sản riêng, tài sản trước, trong và sau hôn nhân hoặc liên quan đến việc xác định quyền nuôi con và phân chia tài sản nếu vợ chồng ly hôn.

(Điều 385 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” . “Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn” được quy định tại Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).

Hợp đồng tiền hôn nhân là một loại hợp đồng được công nhận rộng rãi và có hiệu lực pháp luật ở nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, còn rất nhiều quan điểm trái chiều xoay quanh vấn đề này, đặc biệt là lý do đạo đức xã hội, liệu khi hai người về chung sống với nhau dựa trên một bản “hợp đồng” có còn được coi là một “gia đình” hay không?

Nhìn theo hướng tích cực, hợp đồng giúp chúng ta “yên tâm” hơn khi chung sống với nhau và giảm thiểu tối đa rủi ro pháp lý về lâu dài.

Hiện nay vấn đề này đang nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là thế hệ cuối 8x, thế hệ 9x những người đang chuẩn bị bước vào thời kỳ hôn nhân.

Hợp đồng tiền hôn nhân có hợp pháp ?

Pháp luật Việt Nam hiện hành chưa có quy định cụ thể về Hợp đồng tiền hôn nhân. Tuy nhiên Luật hôn nhân và Gia đình đã có những quy định nhằm mở đường cho việc thiết lập hợp đồng tiền hôn nhân.

Tại Điều 47, Điều 48 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng. Căn cứ vào các quy định trên, mặc dù không quy định rõ ràng về hợp đồng hôn nhân nhưng nếu xét về bản chất, khi các cặp đôi thỏa thuận với nhau về chế độ tài sản thì cũng tương đương với việc giao kết một hợp đồng.

Hai người đồng ý trao cho nhau những quyền và nghĩa vụ để thực hiện một công việc hợp pháp, cụ thể ở đây chính là trở thành vợ chồng của nhau. Chính vì vậy việc xác lập hợp đồng hôn nhân với nội dung bao gồm những thỏa thuận về chế độ tài sản trước hôn nhân là hợp pháp.

Pháp luật Việt Nam chỉ cho phép các cặp đôi được tự thỏa thuận với nhau trong những vấn đề liên quan đến tài sản. Về con chung, phân chia nghĩa vụ trong cuộc sống vợ chồng thì pháp luật hiện hành vẫn chưa cho phép thỏa thuận.

Có nên xây dựng Hợp đồng tiền hôn nhân ?

Sau khi đọc những nội dung chia sẻ trên, chắc hẳn Quý khách đã có câu trả lời riêng phù hợp với tình trạng thực tế của mình. Luật sư ThinkSmart sẽ không trả lời “Nên” hay “Không nên” khi chưa hiểu rõ yêu cầu, mong muốn của bạn.

Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe chia sẻ của bạn để tư vấn và giúp bạn xây dựng một Hợp đồng hôn nhân hợp pháp, bảo đảm tốt nhất quyền lợi của người bố – người mẹ, và đặc biệt là những người con!


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *