ThS. TRẦN THỊ NGỌC ANH (Khoa Tài chính Ngân hàng – Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp)
TÓM TẮT:
Trải qua hơn một thập kỷ đến nay, những làn sóng mua bán và sáp nhập (M&A) trên thế giới không ngừng gia tăng về cả số lượng và giá trị của các thương vụ cũng như sự đa dạng về ngành nghề, lĩnh vực như khối ngành tài chính ngân hàng, xây dựng và bất động sản, công nghiệp, năng lượng, công nghệ, thực phẩm, viễn thông… Trước thực tế trên, việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hoạt động M&A của các nước trên thế giới là vô cùng hữu ích. Những kinh nghiệm này sẽ là nguồn tư liệu quý giá và bài học bổ ích cho các bên tham gia vào hoạt động mua bán, sáp nhập tại Việt Nam. Vì lý do đó, tác giả chọn đề tài “Kinh nghiệm mua bán và sáp nhập của các doanh nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới”.
Từ khoá: Kinh nghiệm mua bán và sáp nhập, các doanh nghiệp trên thế giới.
ABSTRACT:
Over the past decade, mergers and acquisitions (M&A) activities in the world have continuously increased in terms of the number and the value of deals. The M&A activities have also spread to various industries and fields such as finance and banking, construction and real estate, manufacturing, energy, technology, food, telecommunications sectors. Given this fact, it is important for Vietnam to gain M&A experience from countries around the world.
Keywords: Mergers and acquisitions experience, enterprises in the world.
I. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ hai nền kinh tế đặc trưng là Hoa Kỳ và Trung Quốc
1. Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ
Sự hoàn chỉnh trong khung pháp lý về hoạt động M&A doanh nghiệp tại Hoa Kỳ không phải được xây dựng ngay từ đầu mà đã trải qua hàng trăm năm bổ sung, cập nhật theo những thăng trầm của nền kinh tế. Sau mỗi một đợt sóng, một thương vụ có sức ảnh hưởng, hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ lại tìm cách điều chỉnh khung pháp lý sao hỗ trợ nhiều nhất hoạt động M&A doanh nghiệp diễn ra thật suôn sẻ. Tại Việt Nam, cho đến nay chúng ta đã học hỏi được từ Hoa Kỳ khá nhiều khi xây dựng được một bộ khung pháp lý cơ bản hoàn chỉnh cho hoạt động M&A doanh nghiệp. Việt Nam đã sửa đổi và ban hành mới nhiều bộ luật quan trọng như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Cạnh tranh… kèm theo đó là hàng loạt các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và của quốc gia. Song mức độ cụ thể như tại Hoa Kỳ thì chưa. Lý do kèm theo đó là hàng loạt các chính sách cải thiện khiêm tốn, ít thương vụ có giá trị thực sự lớn và cách thức xây dựng luật của chúng ta còn khác với Hoa Kỳ.
Rõ ràng theo đó là hàng loạt các chính sách cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng hoạt động M&A doanh nghiệp tại Hoa Kỳ có thể tiến hành thuận lợi ngoài sự hỗ trợ từ khung pháp lý rõ ràng, tương đối đầy đủ còn có sự hỗ trợ từ một nền kinh tế tự do, một thị trường tài chính minh bạch, cạnh tranh và hiệu quả, đây là bài học kinh nghiệm sâu sắc cho Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng mở ra một không gian mới chủ động và bình đẳng với hàng loạt các chính sách cải thiện.
2. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc
2.1. Cổ phần hóa các doanh nghiệp SOE
Hoạt động M&A doanh nghiệp tại Trung Quốc phát triển bởi nhiều yếu tố thuận lợi xuất phát cả từ phía bản thân nền kinh tế Trung Quốc và các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Về phía chính phủ Trung Quốc, hoạt động M&A doanh nghiệp cũng được tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi. Đặc biệt kể từ năm 2001 khi Trung Quốc chính thức gia nhập WTO, với những cam kết về lĩnh vực tài chính, bất động sản, cơ sở hạ tầng, là những lĩnh vực tiềm năng hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho hoạt động M&A doanh nghiệp phát triển. Một trong những điểm mấu chốt của cuộc cách mạng kinh tế tại Trung Quốc đó chính là chính sách cổ phần hóa SOE. Đây cũng là bài học sâu sắc cho Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để phát triển bền vững.
2.2. Thu hút vốn
Trong những năm vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút vốn FDI. Có thể nói nguồn vốn FDI đóng vai trò quan trọng giúp các nước đang phát triển có thể tiến bộ và hòa nhập vào nền kinh tế thị trường nhanh hơn. Khi nền kinh tế phát triển với lượng FDI dồi dào, điều này sẽ là một trong những động lực quan trọng để thúc đẩy thị trường M&A doanh nghiệp. Ở Việt Nam, kể từ khi chính thức gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO và các hiệp định thương mại FTA, tích cực đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế với chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, không những các nhà đầu tư trong nước mà các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam luôn được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của chính phủ thực hiện kế hoạch đầu tư của mình. Cho đến nay, dưới những điều luật mới, quan điểm nền kinh tế hội nhập, cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia là hành động cam kết vững bền của chính phủ Việt Nam đối với các đối tác quốc tế, trong đó việc tìm hiểu và tham gia hoạt động M&A doanh nghiệp nổi lên như một hình thức mới và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng lượng vốn FDI trong giai đoạn này.
II. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động M&A các doanh nghiệp ở Việt Nam
1. Thúc đẩy hoạt động M&A các doanh nghiệp ở Việt Nam
Xu hướng M&A của các doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian tới được dự đoán sẽ rất sôi động. Một môi trường kinh tế – chính trị – xã hội ổn định và một môi trường pháp lý đồng bộ, lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động M&A doanh nghiệp nói riêng phát triển bền vững.
Hiện nay, các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoạt động mua lại và sáp nhập dành cho các doanh nghiệp chưa rõ ràng, vì thế quá trình thực hiện thương vụ mua lại và sáp nhập diễn ra gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp muốn thực hiện M&A phải nộp hồ sơ xin phép và chờ xem xét trả lời bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền. Do đó, các cơ quan quản lý nhà nước, trong đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần thúc đẩy nhanh quá trình soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động M&A doanh nghiệp để đảm bảo lợi ích cho các doanh nghiệp, từ đó thúc đẩy sự hợp tác và tăng năng lực cạnh tranh trong nước khi bị các công ty tài chính nước ngoài mua lại.
Hơn nữa, các hình thức M&A ở Việt Nam khá đơn giản. Do đó, Nhà nước cần tạo điều kiện để đa dạng hóa các hình thức hoạt động, góp phần làm phong phú thêm nguồn cung cầu cho thị trường M&A Việt Nam. Sự kiểm soát của nhà nước đối với thị trường M&A là rất cần thiết nhằm hạn chế những tiêu cực do độc quyền mang lại cho nền kinh tế và người tiêu dùng. Đồng thời, việc xác định thị phần sau mua lại, sáp nhập có nhiều cách tính với nhiều kết quả khác nhau. Chính vì vậy, Nhà nước cần phải quy định cách tính cụ thể, nên chăng tính thị phần theo phương pháp riêng lẻ từng dịch vụ, bởi vì trong nhiều trường hợp cách này cho kết quả chính xác hơn, nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng cách tính để gây nên tình trạng độc quyền.
Nhà nước nói chung và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nói riêng cũng nên quy định cụ thể các giao dịch M&A bị cấm trong văn bản pháp luật. Tóm lại, luật pháp và các chính sách cho hoạt động M&A nên được thiết kế theo hướng hỗ trợ cho sự phát triển thị trường M&A, phát huy lợi ích cũng như hạn chế những tác động xấu do nó mang lại. Đồng thời, khung pháp lý cho M&A phải có tầm nhìn dài hạn, tránh sự chồng chéo và phải đạt được độ thông thoáng, phù hợp với thông lệ quốc tế.
2. Tiến hành đồng bộ các bước giao dịch nhằm đạt hiệu quả trong hoạt động M&A
Hoạt động M&A doanh nghiệp chỉ mang lại hiệu quả nếu được thực hiện có kế hoạch và trình tự rõ ràng, dưới sự kiểm soát và quản lý bao quát của các nhà quản lý. Trước khi quyết định thực hiện M&A, một doanh nghiệp khác doanh nghiệp cần phải xác định được phương thức, chiến lược sáp nhập phù hợp và có lợi nhất cho mình. Doanh nghiệp có thể M&A để tăng vốn, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng có thể giảm đối thủ cạnh tranh khi tiến hành sáp nhập các doanh nghiệp cùng ngành,.. Chủ động tìm kiếm đối tác tiềm năng phù hợp với nhu cầu và chiến lược kinh doanh của công ty mình. Quá trình thẩm định bao gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi sự tham gia thường xuyên của một bộ phận phụ trách M&A doanh nghiệp chuyên nghiệp để tránh các hành vi gian lận, thiếu minh bạch khi tham gia vào hoạt động mua bán và sáp sập doanh nghiệp.
3. Tăng cường kiểm soát thông tin và tính minh bạch của thông tin
Trong bất cứ hoạt động kinh doanh nào, kể cả trong lĩnh vực M&A, doanh nghiệp đều cần được xây dựng kênh kiểm soát thông tin và tính minh bạch cụ thể. Bởi trong hoạt động M&A các thông tin về thị trường giá cả, thương hiệu, thị phần, quản trị là rất cần thiết cho cả hai bên đối tượng. Nếu thông tin không chính xác thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua và bên bán, đồng thời ảnh hưởng đến các thị trường khác. Kéo theo hiệu ứng dây chuyền nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu quả vô cùng lớn cho nền kinh tế, có thể làm cho cổ phiếu, trái phiếu, tình hình hoạt động kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp đó và các doanh nghiệp liên quan ảnh hưởng theo.
4. Phát triển các tổ chức tư vấn M&A
Nguyên tắc thực hiện các giao dịch M&A doanh nghiệp là dựa trên sự thỏa thuận đồng ý của hai bên đối tác và có người trợ giúp của công ty tư vấn. Do đó, Nhà nước cần chú trọng để khuyến khích các chủ thể phát triển hơn nữa, trở thành các tổ chức tư vấn M&A chuyên nghiệp, có năng lực và đạo đức nghề nghiệp. Tính chuyên nghiệp của các công ty tư vấn thể hiện ở những điểm như: Có đủ nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có khả năng cung cấp các dịch vụ có liên quan đến hoạt động M&A: môi giới giao dịch, định giá doanh nghiệp, tư vấn về lĩnh vực tài chính, luật, môi trường… hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch thực hiện các thương vụ M&A, tham gia cùng doanh nghiệp để đàm phán trực tiếp với phía đối tác; giúp doanh nghiệp phân tích, đánh giá hoạt động của thương vụ M&A, từ đó phát hiện và đưa ra giải pháp phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra khi tham gia vào thương vụ.
5. Phát triển nguồn nhân lực cho thị trường M&A
Thị trường M&A doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng trở nên phát triển và hội nhập. Các thương vụ M&A thành công không chỉ đối mặt với các vấn đề về tài chính, kế toán, thuế, môi trường văn hóa doanh nghiệp… mà còn phụ thuộc vào năng lực chuyên sâu của tầng lớp nhân lực về đa dạng các lĩnh vự khác nhau như luật pháp, thương hiệu, tài chính… Do đó, cần có những chương trình kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tốt, những người môi giới, tư vấn cho cả bên mua, bên bán, đồng thời là người cung cấp thông tin minh bạch nhất về thị trường.
Đối với các chuyên gia, các nhà làm luật có thể cho họ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài, nơi có thị trường M&A lâu đời và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO: Nguyễn Trung Dũng (2016), “Một số giải pháp tăng tính hiệu quả đối với quá trình M&A ngân hàng tại Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, Số 1/ tháng 5, Tr. 26-28. Tăng Đình Sơn (2014), “Thị trường mua bán, sáp nhập tại Việt Nam: 10 năm và những chuyển biến mạnh mẽ”, Tạp chí Doanh nghiệp và Thương mại, truy cập ngày 1/8/2017. Trịnh Thị Phan Lan và ThS. Nguyễn Thùy Linh (2010), “M&A và tác động của yếu tố văn hóa”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh doanh 26, Tr. 256 -261. Vũ Anh Dũng và PGS. TS. Phùng Xuân Nhạ (2011), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sáp nhập và mua lại”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Số 10, Tr.15 – 26. Nguyễn Mạnh Thái (2009), “Phát triển thị trường mua bán sáp nhập – Hướng đi mới cho Việt Nam”, luận văn thạc sỹ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. |
Theo Tạp chí Công thương