I. Lời mở đầu
Bảo hiểm luôn gắn liền với cuộc sống của cá nhân từng người, của cộng đồng, mọi dịch vụ sử dụng thường đều có bảo hiểm đi kèm. Nhu cầu sử dụng tăng cao tạo ra một môi trường phát triển sinh lời đối với các doanh nghiệp, Vậy để một doanh nghiệp thành lập công ty bảo hiểm thì doanh nghiệp cần làm những gì? Bài viết dưới đây của ThinkSmart sẽ giúp cho quý khách hàng hiểu thêm về doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Với các nội dung liên quan đến những thông tin về thuật ngữ chuyên dùng cho doanh nghiệp bảo hiểm, quy trình thành lập mà ThinkSmart cung cấp, …
II. Giải thích từ ngữ
Doanh nghiệp bảo hiểm là: doanh nghiệp được thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan để kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm.
Bên mua bảo hiểm là: tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm. Bên mua bảo hiểm có thể đồng thời là người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
Người được bảo hiểm là: tổ chức, cá nhân có tài sản, trách nhiệm dân sự, tính mạng được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Người được bảo hiểm có thể đồng thời là người thụ hưởng.
Người thụ hưởng là: tổ chức, cá nhân được bên mua bảo hiểm chỉ định để nhận tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm con người.
Quyền lợi có thể được bảo hiểm là: quyền sở hữu, quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền tài sản; quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng đối với đối tượng được bảo hiểm.
Sự kiện bảo hiểm là: sự kiện khách quan do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm là: khoản tiền mà bên mua bảo hiểm phải đóng cho doanh nghiệp bảo hiểm theo thời hạn và phương thức do các bên thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Các loại bảo hiểm:
– Bảo hiểm nhân thọ là: loại nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống hoặc chết.
– Bảo hiểm sinh kỳ là: nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm vẫn sống đến thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm tử kỳ là: nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết trong một thời hạn nhất định, theo đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng, nếu người được bảo hiểm chết trong thời hạn được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm hỗn hợp là: nghiệp vụ bảo hiểm kết hợp bảo hiểm sinh kỳ và bảo hiểm tử kỳ.
– Bảo hiểm trọn đời là nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm chết vào bất kỳ thời điểm nào trong suốt cuộc đời của người đó.
– Bảo hiểm trả tiền định kỳ là: nghiệp vụ bảo hiểm cho trường hợp người được bảo hiểm sống đến một thời hạn nhất định; sau thời hạn đó doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm định kỳ cho người thụ hưởng theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
– Bảo hiểm phi nhân thọ là loại nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, trách nhiệm dân sự và các nghiệp vụ bảo hiểm khác không thuộc bảo hiểm nhân thọ.
III. Tư vấn thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm
Để thực hiện thủ tục thành lập kinh doanh bảo hiểm, mời Quý khách tham khảo những nội dung sau đây:
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
– Có số vốn điều lệ đã góp không thấp hơn mức vốn pháp định theo quy định của Chính phủ (Điều 10 – Nghị định số 73/2016/NĐ-CP).
+ Bảo hiểm phi nhân thọ:
• Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 300 tỷ đồng Việt Nam;
• Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 350 tỷ đồng Việt Nam;
• Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 400 tỷ đồng Việt Nam.
+ Bảo hiểm nhân thọ:
• Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 600 tỷ đồng Việt Nam;
• Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 800 tỷ đồng Việt Nam;
• Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.
+ Chi nhánh nước ngoài:
• Kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ (trừ các trường hợp quy định tại điểm b, điểm c khoản này) và bảo hiểm sức khỏe: 200 tỷ đồng Việt Nam;
• Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này và bảo hiểm hàng không hoặc bảo hiểm vệ tinh: 250 tỷ đồng Việt Nam;
• Kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại điểm a khoản này, bảo hiểm hàng không và bảo hiểm vệ tinh: 300 tỷ đồng Việt Nam.
– Có hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Có loại hình doanh nghiệp và điều lệ phù hợp với quy định của pháp luật;
– Người quản trị, người điều hành dự kiến của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật
+ Tiêu chuẩn chung của người quản trị, điều hành
• Không thuộc các đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật doanh nghiệp.
• Trong 03 năm liên tục trước thời điểm được bổ nhiệm:
1. Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm với hình thức bị buộc bãi nhiệm chức danh quản trị, điều hành đã được Bộ Tài chính chấp thuận hoặc buộc đình chỉ chức danh đã được doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài bổ nhiệm;
2. Không bị xử lý kỷ luật dưới hình thức sa thải do vi phạm quy trình nội bộ về khai thác, giám định, bồi thường, kiểm soát nội bộ, quản lý tài chính và đầu tư, quản lý chương trình tái bảo hiểm trong doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc quy trình nghiệp vụ môi giới bảo hiểm, kiểm soát nội bộ, quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong doanh nghiệp môi giới bảo hiểm;
3. Không trực tiếp liên quan đến vụ án đã bị cơ quan có thẩm quyền khởi tố theo quy định pháp luật tại thời điểm được bổ nhiệm.
+ Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, Trưởng Ban kiểm toán nội bộ
• Các tiêu chuẩn chung
• Có bằng đại học hoặc trên đại học.
• Trực tiếp làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng tối thiểu 05 năm đối với Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch hội đồng thành viên; 03 năm đối với các thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát), Trưởng Ban kiểm toán nội bộ hoặc có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 03 năm tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng.
• Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát (đối với công ty cổ phần) phải bảo đảm số thành viên thường trú tại Việt Nam theo quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
• Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên (đối với trường hợp doanh nghiệp không phải thành lập Ban kiểm soát) phải làm việc chuyên trách tại doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm.
+ Tiêu chuẩn của Tổng Giám đốc (Giám đốc) hoặc người đại diện trước pháp luật
• Các tiêu chuẩn chung
• Có bằng đại học hoặc trên đại học.
• Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
• Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, trong đó có tối thiểu 03 năm giữ vị trí là người quản trị, điều hành theo quy định tại Điều 25 Nghị định này tại doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm hoặc trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm.
• Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
+ Tiêu chuẩn của Phó Tổng Giám đốc (Phó Giám đốc), Kế toán trưởng, Giám đốc chi nhánh, Trưởng văn phòng đại diện
• Các tiêu chuẩn chung
• Có bằng đại học hoặc trên đại học.
• Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm do các cơ sở đào tạo về bảo hiểm được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
• Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, ngân hàng hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm.
• Đối với kế toán trưởng, ngoài việc đáp ứng các tiêu chuẩn tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này, phải đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn của kế toán trưởng quy định tại các văn bản pháp luật về kế toán và có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm về kế toán hoặc kiểm toán trong lĩnh vực bảo hiểm.
• Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
+ Tiêu chuẩn đối với người đứng đầu các bộ phận nghiệp vụ
• Các tiêu chuẩn chung
• Có bằng đại học hoặc trên đại học.
• Có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về bảo hiểm phù hợp với lĩnh vực phụ trách do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp. Đối với người đứng đầu bộ phận tái bảo hiểm hoặc đầu tư phải có bằng cấp hoặc chứng chỉ đào tạo về tái bảo hiểm hoặc đầu tư do các cơ sở đào tạo được thành lập và hoạt động hợp pháp trong và ngoài nước cấp.
• Có tối thiểu 03 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc lĩnh vực chuyên môn dự kiến đảm nhiệm.
• Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
+ Tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
• Các tiêu chuẩn chung.
• Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và là thành viên (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế hoặc có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe kể từ khi là thành viên (Fellow) của một trong các Hội trên.
• Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
• Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
• Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
+ Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài
• Chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
1. Các tiêu chuẩn chung
2. Là thành viên (Associate) của Hội các nhà tính toán bảo hiểm đang là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế; hoặc
3. Có tối thiểu 05 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ và có bằng chứng chứng minh đã thi đạt tối thiểu 02 môn thi (exam) của một trong các Hội sau: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc các bằng chứng chứng minh đã thi đạt các môn thi theo khóa học, chương trình đào tạo chuyên ngành tính toán được các Hội trên công nhận tương đương với 02 môn thi của Hội;
4. Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
• Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài được sử dụng chuyên gia tính toán dự phòng và khả năng thanh toán theo các hình thức sau:
1. Sử dụng người lao động của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài;
2. Thuê chuyên gia tính toán của tổ chức cung cấp dịch vụ tính toán bảo hiểm;
3. Thuê hoặc sử dụng chuyên gia tính toán của chủ đầu tư hoặc công ty mẹ hoặc công ty trong cùng tập đoàn của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, chi nhánh nước ngoài.
+ Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải đáp ứng các điều kiện sau:
• Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải góp vốn bằng tiền và không được sử dụng vốn vay, vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn;
• Tổ chức tham gia góp vốn từ 10% vốn điều lệ trở lên phải hoạt động kinh doanh có lãi trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép;
• Tổ chức tham gia góp vốn hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có yêu cầu vốn pháp định phải bảo đảm vốn chủ sở hữu trừ đi vốn pháp định tối thiểu bằng số vốn dự kiến góp;
• Trường hợp tổ chức tham gia góp vốn là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, ngân hàng thương mại, công ty tài chính, công ty chứng khoán thì các tổ chức này phải bảo đảm duy trì và đáp ứng các điều kiện an toàn tài chính và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận cho phép tham gia góp vốn theo quy định pháp luật chuyên ngành.
– Tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ năng lực tài chính và có bằng chứng để chứng minh nguồn tài chính hợp pháp khi tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp;
– Không thuộc các đối tượng bị cấm theo quy định của khoản 2 điều 18 Luật Doanh nghiệp 2014.
2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
– Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp
– Điều lệ công ty, phương án hoạt động: nêu rõ nội dung, phương thức hoạt động, địa bàn hoạt động, lợi ích đối với nền kinh tế; trong đó, xác định kế hoạch hoạt động cụ thể 3 năm đầu.
– Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty, lý lịch (theo mẫu) các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn của thành viên sáng lập, thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát và Tổng giám đốc (Giám đốc)
– Bản sao các giấy tờ: bản sao thẻ căn cước công dân, giấy chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên hoặc cổ đông sáng lập, bản sao quyết định thành lập công ty, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức, bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức.
– Hồ sơ chứng minh điều kiện về vốn. Phương án góp vốn điều lệ, danh sách và cam kết về mức vốn điều lệ của các bên góp vốn.
– Hồ sơ chứng minh điều kiện tiêu chuẩn đối với người quản lý và giám đốc chi nhánh của công ty
– Tình hình tài chính và các thông tin có liên quan về các cổ đông lớn. Đối với các cổ đông lớn là doanh nghiệp, các tài liệu phải nộp gồm:
+ Quyết định thành lập
+ Điều lệ ban hành
+ Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về số vốn điều lệ và số vốn thực có năm hiện hành
+ Văn bản cử người đại diện pháp nhân của Doanh nghiệp
+ Bảng cân đối tài chính, bảng kết quả lãi, lỗ đã được kiểm toán và báo cáo tình hình hoạt động 3 năm gần nhất.
+ Một số giấy tờ khác (trong trường hợp cần thiết).
3. Trình tự thủ tục thành lập công ty bảo hiểm
- Soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Xin giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm
- Công bố nội dung thông tin đăng ký doanh nghiệp và thực hiện các hoạt động sau khi thành lập doanh nghiệp
- Xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm
4. Thời gian thực hiện
- Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp: 15 – 20 ngày làm việc Kể từ ngày nộp hồ sơ
- Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh bảo hiểm : 10 – 15 ngày làm việc Kể từ ngày nộp hồ sơ.
IV. Dịch vụ Luật sư tư vấn trình tự thủ tục thành lập công ty bảo hiểm
1. Nội dung công việc
Trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty bảo hiểm, nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn tư vấn trình tự thủ tục thành lập công ty bảo hiểm, với các nội dung cụ thể sau đây:
● Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
● Quý khách chủ động quyết định phương án thành lập công ty bảo hiểm.
● Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản theo thủ tục thành lập công ty bảo hiểm theo quy định pháp luật.
● Nhận kết quả sau khi công bố thành lập công ty bảo hiểm thành công (hoàn thành mục tiêu của Quý khách).
2. Các gói dịch vụ
Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:
● Gói 1: Luật sư tư vấn: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty bảo hiểm
● Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập thành lập công ty bảo hiểm
● Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc. Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.
3. Cách thức kết nối
Để nhận tư vấn về trình tự thủ tục thành lập thành lập công ty bảo hiểm, Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây:
YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN
4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết
Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:
i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.
v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
V. Lời kết
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về trình tự, thủ tục trình tự thủ tục thành lập công ty bảo hiểm. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.