THÔNG TIN” THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN ĐƯỢC HIỂU NHƯ THẾ NÀO?


Hỏi

Trong đời sống thường ngày, “thông tin” là một khái niệm rất rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau. Vậy “thông tin” theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin được hiểu như thế nào?

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin, thông tin được hiểu như sau:

  1. là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn;
  2. tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác;
  3. do cơ quan nhà nước tạo ra.

Như vậy, Luật này chỉ quy định về các thông tin được chứa đựng trong các văn bản, hồ sơ, tài liệu do cơ quan nhà nước tạo ra trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, mà không phải là thông tin nói chung, thông tin truyền miệng hay các thông tin do chủ thể ngoài nhà nước tạo ra. 

Ví dụ: phát ngôn tại cuộc họp của một nhà lãnh đạo cấp cao; hồ sơ khách hàng của Công ty bảo hiểm nhân thọ X không được coi là thông tin mà Luật Tiếp cận thông tin điều chỉnh.

Đỗ Hà – Công ty luật ThinkSmart

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *