Chế độ làm việc đối với Lao động nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi


Hỏi: Hiện tại tôi đang là nhân viên kinh doanh cho một công ty tại Hà Nội, và có dự định có em bé vào cuối năm nay. Vậy nên tôi muốn hỏi về quy định của Pháp luật về chế độ làm việc đối với nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi như thế nào?

Cảm ơn anh/chị đã quan tâm đến Dịch vụ tư vấn Pháp luật về Lao động của ThinkSmart. Trả lời câu hỏi của chị, Luật sư Bộ phận Lao động – Bảo hiểm của chúng tôi chia sẻ ý kiến như sau:

Các quy định của Pháp luật về chế độ làm việc, quyền lợi đối với lao động nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi được quy định cụ thể trong Bộ luật lao động 2019, cụ thể: 

  • Thứ nhất, trong thời gian mang thai thai từ tháng thứ 07 trờ đi, lao động nữ làm công việc nặng nhọc được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
  • Thứ hai, Trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, lao động nữ không bị xử lý kỷ luật lao động
  • Thứ ba, Lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút, trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi, được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc. Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.

Bên cạnh đó, đối với người sử dụng lao động phải có nghĩa vụ đảm bảo quyền lợi của nữ mang thai, nuôi con dưới 12 tháng tuổi:

  • Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp: Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động.

Cơ sở pháp lý

Bộ luât lao động 2019


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *