Làm giả giấy giám định tâm thần để trốn tránh TNHS – Quan điểm của Luật sư ThinkSmart


Thời gian vừa qua, xuất hiện nhiều vụ án có liên quan đến việc làm giả giấy tờ giám định tâm thần cho cá nhân thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội để trốn tránh TNHS, điển hình nhất là vụ án đường dây làm giả bệnh án tâm thần tại Bệnh viện Tâm thần Trung ương I cho hàng chục đối tượng hình sự vào T6/2018. Cùng Luật sư ThinkSmart bàn luận về vấn đề này nhé!

LÀM GIẢ GIẤY TỜ GIÁM ĐỊNH ĐỂ LÀM GÌ?

Theo quy định của pháp luật (Điều 21 BLHS 2015), thì:

Người bị mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình được coi là người không có năng lực TNHS.Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi đang ở tình trạng nêu trên thì không phải chịu TNHS.

Như vậy, nhiều người đã lợi dụng điều này để làm giả giám định tâm thần với mục đích trốn tránh trách nhiệm trước nguy cơ bị xử lý hình sự.

BỆNH ÁN TÂM THẦN, TẤM “BÙA HỘ MỆNH” CHO NGƯỜI PHẠM TỘI?

Việc xác định thời gian một người bị bệnh là một nội dung rất quan trọng. Nếu kết quả giám định cho thấy khi thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, người này đang hoàn toàn bình thường, sau đó mới bị tâm thần thì người này có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (Điều 49 Bộ luật Hình sự 2015).

Do đó, không phải lúc nào bệnh án tâm thần cũng là “bùa hộ mệnh” cho người phạm tội.

NGƯỜI LÀM BỆNH ÁN GIẢ CHO NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI CÓ BỊ XEM XÉT TNHS?

Trong những trường hợp này, người làm bệnh án tâm thần giả cho người bị buộc tội có thể sẽ bị truy cứu TNHS về các tội sau đây:

– Tội giả mạo trong công tác (Điều 359 BLHS 2015). Theo đó, người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện việc sửa chữa, làm sai lệch nội dung, giấy tờ, làm và cấp giấy tờ giả … thì có thể bị phạt tù cao nhất là 20 năm tù.

– Tội nhận hối (Điều 354 BLHS 2015). Theo đó, hình phạt cao nhất trong trường hợp này có thể lên đến 20 năm tù, thậm chí là tử hình. Ngoài ra người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

QUAN ĐIỂM LUẬT SƯ THINKSMART

Mức phạt cho các tội trên là phù hợp với tình hình thực tế xảy ra khi nhiều cá nhân lợi dụng tấm giấy này để trục lợi, người phạm tội trốn tránh TNHS, cơ quan điều tra không làm rõ giá trị thật giả khiến cho quyền lợi của người bị hại, những người liên quan khác bị xâm phạm nặng nề. Là một tổ chức hành nghề luật sư, chúng tôi cương quyết thực hiện đúng – đủ trong trách nhiệm, quyền hạn của mình để làm rõ vấn đề trên trong vụ án cụ thể, bảo vệ tốt nhất quyền lợi của thân chủ.

Trên đây là nội dung tư vấn của ThinkSmart về vấn đề liên quan đến việc làm giả giám định tâm thần nhằm trốn tránh TNHS. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.

,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *