Vốn đăng ký của Doanh nghiệp Tư nhân
– Khi thành lập doanh nghiệp, chủ sở hữu sẽ phải đăng ký số vốn ban đầu để đầu tư vào doanh nghiệp của mình. Đối với doanh nghiệp tư nhân, chủ sở hữu cũng phải thực hiện thủ tục đăng ký số vốn đầu tư này và nêu rõ loại tài sản làm vốn góp vào doanh nghiệp.
– Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân ban đầu có thể là tiền đồng Việt Nam, tiền ngoại tệ tự chuyển đổi, vàng, bất động sản hoặc các tài sản khác. Chủ doanh nghiệp tư nhân khi đăng ký sẽ phải ghi rõ số loại tài sản là gì, số lượng là bao nhiêu và có giá trị như thế nào.
– Số vốn đăng ký ban đầu này của doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm trong quá trình kinh doanh, tùy vào quyết định của chủ sở hữu.
– Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, do đó các tài sản góp vào doanh nghiệp tư nhân đều không thực hiện việc chuyển quyền sở hữu từ chủ doanh nghiệp tư nhân sang doanh nghiệp. Vì vậy số tài sản này hoặc vốn của doanh nghiệp tư nhân vẫn là tài sản của chủ doanh nghiệp đó.
Tài sản đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân
– Tài sản của doanh nghiệp tư nhân bao gồm toàn bộ vốn đăng ký và tài sản khác được chủ doanh nghiệp dùng vào hoạt động kinh doanh. Các tài sản này bao gồm cả vốn vay và tài sản thuế.
– Như vậy, mặc dù được coi là tài sản để dùng vào hoạt động kinh doanh nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp tư nhân do không thể thực hiện việc chuyển đổi quyền sở hữu.
Tài sản cố định của doanh nghiệp tư nhân
Tài sản cố định của doanh nghiệp tư nhân là những tài sản có được trong quá trình kinh doanh, có giá trị lớn, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm từ việc sử dụng tài sản này. Theo đó, pháp luật quy định tài sản cố định của doanh nghiệp bao gồm hai loại: Tài sản hữu hình và tài sản vô hình.
Tài sản cố định hữu hình
Để xác định đâu là tài sản cố định hữu hình thì dựa trên ba tiêu chí sau đây:
– Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế từ việc sử dụng tài sản trong tương lai
– Có thời gian sử dụng trên 1 năm;
– Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000 đồng trở lên.
Như vậy, tài sải hữu hình của doanh nghiệp tư nhân được coi tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp khi đáp ứng đồng thời cả ba tiêu chí trên.
Tài sản cố định vô hình
Theo quy định, tài sản vô hình là những khoản chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra nhưng không hình thành tài sản cố định hữu hình mà những khoản chi phí này cũng đáp ứng cả ba tiêu chí trên. Ngoài ra, các chi phí phát sinh trong giai đoạn triển khai sẽ phải đáp ứng thêm các quy định của pháp luật (7 điều kiện quy định trong Thông tư 45/2013/TT-BTC ) thì mới được coi là tài sản cố định vô hình.
Tài sản khác không phải là tài sản cố định
Dựa trên ba tiêu chí của tài sản số định, thì những loại tài sản không đáp ứng được cả ba tiêu chí đó sẽ không được coi là tài sản cố định. Ngoài ra Thông tư 45/2014/TT-BTC còn liệt kê ra một số chi phí không được xem xét là tài sản cố định sau:
“Chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí chuyển dịch địa điểm, chi phí mua để có và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại, lợi thế kinh doanh không phải là tài sản cố định vô hình mà được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tối đa không quá 3 năm.”
Tài sản không trực tiếp đầu tư vào hoạt động kinh doanh
Các loại tài sản trên là các tài sản mà chủ doanh nghiệp sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân sẽ có những khối tài sản khác mà không dùng vào hoạt động kinh doanh nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản thuộc sở hữu chung.