THẾ NÀO LÀ “TIẾP CẬN THÔNG TIN”, “CUNG CẤP THÔNG TIN” THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN?


Hỏi

Thế nào là “tiếp cận thông tin”, “cung cấp thông tin” theo quy định của Luật Tiếp cận thông tin?

Nội dung tư vấn:

Theo quy định tại Điều 2 Luật Tiếp cận thông tin:

(1) Thông tin là tin, dữ liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.

(2) Thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra là tin, dữ liệu được tạo ra trong quá trình cơ quan nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó ký, đóng dấu hoặc xác nhận bằng văn bản.

(3) Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin.

(4) Cung cấp thông tin bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

Như vậy, tiếp cận thông tin được hiểu là các biện pháp, phương thức để người dân biết được thông tin đó, bao gồm đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin..

Cung cấp thông tin được hiểu là các biện pháp để cơ quan nhà nước chuyển tải thông tin đến người dân, bao gồm việc cơ quan nhà nước công khai thông tin và cung cấp thông tin theo yêu cầu của công dân.

Đỗ Thị Hà – Công ty luật ThinkSmart

Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp


Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *