Doanh nghiệp FDI đã không còn quá xa lạ trong nền kinh tế thị trường. Nhưng không phải ai cũng biết doanh nghiệp FDI là gì? Hay bạn muốn khởi nghiệp công ty có vốn đầu tư nước ngoài FDI? Nhưng bạn không biết làm thế nào để hoàn tất thủ tục, hồ sơ pháp lý theo đúng quy định pháp luật? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản cũng như trình tự, thủ tục để thành lập Doanh nghiệp FDI theo quy định của pháp luật hiện hành.
I. Giải thích từ ngữ
FDI là từ viết tắt của Foreign Direct Investment, nghĩa là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và trong các hoạt động kinh doanh luôn sử dụng nguồn vốn này. Pháp luật Việt Nam chưa có định danh rõ ràng với loại hình doanh nghiệp này.
Hiện doanh nghiệp FDI hiện phân thành hai loại là:
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài.
- Doanh nghiệp liên doanh giữa các đối tác trong nước và đối tác nước ngoài.
Doanh nghiệp sẽ được gọi là doanh nghiệp FDI khi có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn mà không phân biệt số vốn góp đó là bao nhiêu. Hiện tại trên thị trường, doanh nghiệp FDI khá phổ biến và đây như là một cách để chủ đầu tư làm đa dạng, phong phú thêm các mô hình kinh doanh nhằm thu lại lợi nhuận cao.
Hình thức tổ chức doanh nghiệp FDI hay gặp là:
- Đối tác thành lập công ty Việt Nam là nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập công ty có 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam.
- Thành lập chi nhánh công ty nước ngoài ở Việt Nam.
Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài sẽ được chia thành liên doanh, ngang hoặc dọc. Cụ thể:
- FDI theo chiều dọc: Đây là những hoạt động kinh doanh khác nhau nhưng lại liên quan mật thiết với hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư được mua lại hoặc thành lập ở nước ngoài.
- FDI theo chiều ngang: Nhà đầu tư sẽ tiến hành thiết lập cùng một loại hình hoạt động kinhd doanh tại nước ngoài khi hoạt động tại nước sở tại.
- FDI liên doanh là hình thức một cá nhân hay một công ty đầu tư nước ngoài vào một doanh nghiệp không có các hoạt động kinh doanh đến nước sở tại.
Nhà đầu tư nước ngoài có thể thực hiện thành lập doanh nghiệp FDI tại Việt Nam thông qua hai cách: đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
II. Quy trình thành lập doanh nghiệp FDI
1. Quy trình thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Bước 1: Kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ bản cứng sẽ được cấp tài khoản truy cập Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để theo dõi tình hình xử lý hồ sơ. Đồng thời, cơ quan Đăng ký đầu tư cũng sử dụng Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài để tiếp nhận, xử lý, trả kết quả hồ sơ đăng ký đầu tư, cập nhật tình hình xử lý hồ sơ và cấp mã số cho dự án đầu tư.
Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày kê khai trực tuyến theo bước 1, nhà đầu tư nộp hồ sơ giấy (bản cứng) xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
- Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài cần cung cấp:
- Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân;
- Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI;
Đối với nhà đầu tư là tổ chức nước ngoài cần cung cấp:
- Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;
- Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
- Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao công chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản;
- Đối với dự án có thuê đất của nhà nước cần nộp thêm: Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
- Đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ cần nộp thêm: Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án đầu tư đối với dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính.
Bước 3: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khắc dấu pháp nhân
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư doanh nghiệp nộp hồ sơ tới Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư để cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đồng thời là mã số thuế;
Thực hiện khắc con dấu công ty, đăng tải con dấu và công bố thông tin doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Chỉ dành cho doanh nghiệp có thực hiện quyền bán lẻ hàng hóa
Nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh tại Sở Công thương.
Bước 5: Mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài cần góp vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Do đó, ngay sau khi thành lập công ty nhà đầu tư cần tiến hành mở tài khoản chuyển vốn đầu tư trực tiếp.
Bước 6: Hoàn thành các thủ tục sau thành lập công ty
Sau khi thành lập công ty nhà đầu tư tiến hành các thủ tục đăng ký tài khoản, mua chữ số, nộp thuế môn bài, kê khai thuế môn bài, phát hành hóa đơn, kê khai thuế, …
2. Thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI: Đầu tư gián tiếp nước ngoài thông qua thủ tục góp vốn, mua cổ phần công ty Việt Nam
Bước 1: Đăng ký mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam
Trên thực tế nhiều nhà đầu tư đã lựa chọn thành lập công ty Việt Nam trước sau đó tiến hành thủ tục mua phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam hoặc cũng có thể mua lại phần vốn góp, mua cổ phần của công ty Việt Nam đã có sẵn.
Nhà đầu tư nộp hồ sơ tại Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi tổ chức kinh tế đặt trụ sở chính làm thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào Công ty 100% vốn Việt Nam.
Trường hợp việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ để nhà đầu tư thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.
Bước 2: Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài
Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
III. Dịch vụ Luật sư tư vấn quy trình thành lập doanh nghiệp FDI
1. Nội dung công việc
Trong quá trình tư vấn về quy trình thành lập doanh nghiệp FDI, nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI, với các nội dung cụ thể sau đây:
- Nhận tư vấn về: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI
- Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
- Quý khách chủ động quyết định phương án.
- Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản thành lập doanh nghiệp FDI theo quy định pháp luật.
- Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, làm việc với các bên thứ ba như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, các cơ quan nhà nước khác …
- Nhận kết quả (hoàn thành mục tiêu của Quý khách).
2. Các gói dịch vụ
Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:
- Gói 1: Luật sư tư vấn: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục.
- Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp FDI
- Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc. Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.
3. Cách thức kết nối
Để nhận tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI, Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây:
YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN
4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết
Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:
i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.
v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
V. Lời kết
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về tư vấn thành lập doanh nghiệp FDI. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.