I. Lời mở đầu:
Việt Nam có “rừng vàng biển bạc”, được mệnh danh là một đất nước có nguồn tài nguyên phong phú. Vì vậy, mọi hành vi nhằm hủy hoại nguồn tài nguyên môi trường đều sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tùy theo mức độ nghiêm trọng của hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tội huỷ hoại rừng là một trong những tội nghiêm trọng đã được quy định cụ thể tại Điều 243 Bộ luật hình sự 2015. Nếu Quý khách đang đang gặp các thắc mắc pháp lý liên quan đến vấn đề này, xin mời tham khảo nội dung tư vấn của Luật sư bộ phận Hình sự – Công ty luật ThinkSmart về dịch vụ luật sư tư vấn, bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội danh huỷ hoại rừng để có thể bảo vệ được những quyền và lợi ích của mình.
II. Giải thích thuật ngữ:
Huỷ hoại rừng là gì?
Hủy hoại rừng là hành vi đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng làm cho rừng mất hoàn toàn giá trị hoặc giảm giá trị đáng kể ví dụ như: chặt cây, khai thác quá mức, trái phép theo quy định của pháp luật,nổ mìn đất rừng, xả chất độc hại,….
III. Dấu hiệu pháp lý và trách nhiệm hình sự tội huỷ hoại rừng:
Về mặt khách quan
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
Về hành vi
Người phạm tội có một trong các hành vi sau: Đốt rừng trái phép; Phá rừng trái phép; đào bới, nổ mìn, san ủi, đào. đắp ngăn nước thủy triều, tháo nước hoặc xả chất độc hại vào rừng trái pháp luật… làm cho cây rừng bị chết hàng loạt, đất rừng bị ô nhiễm.
Về hậu quả
Hành vi nêu trên phải gây ra hậu quả nghiêm trọng thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Gây hậu quả nghiêm trọng khi thuộc một trong các trường hợp sau:
Về mặt khách thể
Hành vi nêu trên xâm phạm đến chế độ quản lý, bảo vệ môi trường, chế độ bảo vệ và phát triển rừng (tài nguyên rừng) và xâm phạm đến tài sản của người khác.
Về mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện hành vi tội phạm này với lỗi cố ý.
Về mặt chủ thể
Chủ thể của tội này là pháp nhân và cá nhân có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
Về hình phạt
Đối với cá nhân
Đối với tội danh này, người phạm tội có thể sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; mức phạt cao nhất là phạt tù 15 năm. Ngoài hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân
Pháp nhân thực hiện tội danh này có thể sẽ phải chịu mức phạt thấp nhất là bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; mức phạt cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Ngoài hình phạt chính, pháp nhân còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Điều 243. Tội hủy hoại rừng 1. Người nào đốt, phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc rừng chưa có trữ lượng có diện tích từ trên 30.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); b) Rừng sản xuất có diện tích từ trên 5.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); c) Rừng phòng hộ có diện tích từ trên 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 7.000 mét vuông (m2); d) Rừng đặc dụng có diện tích từ trên 1.000 mét vuông (m2) đến dưới 3.000 mét vuông (m2); đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ trên 30.000.000 đồng đến dưới 60.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ trên 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; e) Diện tích rừng hoặc giá trị lâm sản, thực vật dưới mức quy định tại một trong các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; c) Tái phạm nguy hiểm; d) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích từ 50.000 mét vuông (m2) đến dưới 100.000 mét vuông (m2); đ) Rừng sản xuất có diện tích từ 10.000 mét vuông (m2) đến dưới 50.000 mét vuông (m2); e) Rừng phòng hộ có diện tích từ 7.000 mét vuông (m2) đến dưới 10.000 mét vuông (m2); g) Rừng đặc dụng có diện tích từ 3.000 mét vuông (m2) đến dưới 5.000 mét vuông (m2); h) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 60.000.000 đồng đến dưới 120.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; i) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá từ trên 60.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm: a) Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh thuộc kiểu trạng thái rừng có diện tích 100.000 mét vuông (m2) trở lên; b) Rừng sản xuất có diện tích 50.000 mét vuông (m2) trở lên; c) Rừng phòng hộ có diện tích 10.000 mét vuông (m2) trở lên; d) Rừng đặc dụng có diện tích 5.000 mét vuông (m2) trở lên; đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá 120.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên; 200.000.000 đồng trở lên đối với rừng sản xuất là rừng trồng, rừng khoanh nuôi tái sinh trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích rừng bị đốt, bị phá hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng không tập trung mà phân tán, rải rác trong cùng một tiểu khu hoặc nhiều tiểu khu; e) Thực vật thuộc loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loại thực vật khác thuộc Nhóm IA trị giá 100.000.000 đồng trở lên; thực vật thuộc Nhóm IIA trị giá 200.000.000 đồng trở lên. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm; d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; đ) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. |
IV. Thủ tục tố tụng hình sự tội huỷ hoại rừng:
Luật sư mô tả quá trình tố tụng hình sự tội huỷ hoại rừng để Quý khách nắm được nhằm bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích của bản thân.
1. Khởi tố vụ án hình sự:
Ngay sau khi nhận được thông tin tố giác tội phạm, trên cơ sở các dữ liệu được cung cấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xác định tính chính xác thông tin để nhận định có hay không dấu hiệu của tội huỷ hoại rừng. Từ đó đưa ra quyết định khởi tố vụ án hoặc quyết định không khởi tố vụ án.
2. Điều tra vụ án hình sự:
Giai đoạn này, cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải thực hiện các biện pháp nghiệp vụ nhằm thu thập, phân tích, nghiên cứu các chứng cứ của vụ án. Chứng cứ có thể thu thập từ hiện trường, lời khai của nghi phạm, người làm chứng… từ đó làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án một cách khách quan, kịp thời và đúng người, đúng tội.
3. Truy tố:
Sau khi kết thúc điều tra, cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra và đề nghị truy tố rồi gửi cùng hồ sơ vụ án đến Viện kiểm sát cùng cấp thực hiện thẩm quyền truy tố. Truy tố là hoạt động của viện kiểm sát tiến hành các hoạt động cần thiết nhằm đưa bị can ra trước toà án để xét xử hoặc ra những quyết định tố tụng khác để giải quyết vụ án hình sự.
4. Xét xử sơ thẩm:
Xét xử sơ thẩm là giai đoạn được tiến hành sau khi toà án thụ lý vụ án. Đây là hoạt động xét xử ở cấp thứ nhất nên trong giai đoạn này, hội đồng xét xử sẽ tiến hành kiểm tra, xem xét các tài liệu, chứng cứ của vụ án một cách toàn diện, khách quan, áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án, đưa ra phán quyết mức độ phạm tội của bị cáo về tội huỷ hoại rừng. Hình thức xét xử sơ thẩm được thực hiện theo hình thức công khai trừ một số trường hợp cụ thể.
5. Xét xử phúc thẩm:
Sau khi bản án quyết định sơ thẩm được tuyên thì chưa có hiệu lực pháp luật ngay mà còn một thời hạn để các đương sự có thể kháng cáo, viện kiểm sát có thể kháng nghị. Giai đoạn này, Quý khách có quyền kháng cáo nếu không đồng tình với phán quyết của toà án. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm thì tòa án cấp trên trực tiếp sẽ tiến hành xét xử lại vụ án. Thủ tục xét xử lại vụ án này được gọi là phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
6. Giám đốc thẩm, tái thẩm:
Giám đốc thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Ví dụ như: Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án; Có sự vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án; Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
Tái thẩm là thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
7. Thi hành án hình sự:
Thi hành án hình sự là hoạt động tiến hành thực hiện bản án, quyết định hình sự của Tòa án về hình phạt dành cho người bị kết án về tội huỷ hoại rừng.
V. Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa cho khách hàng về tội huỷ hoại rừng:
Sau khi tìm hiểu những dấu hiệu pháp lý liên quan đến tội huỷ hoại rừng, nếu Quý khách nhận thấy hành vi của mình có những dấu hiệu trên mời Quý khách tham khảo “Dịch vụ Luật sư tư vấn, bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội huỷ hoại rừng”:
1. Nội dung công việc
Khi Quý khách kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn, đại diện bảo vệ với các nội dung cụ thể sau đây:
- Nhận tư vấn định hướng miễn phí: Luật sư ThinkSmart phân tích các quy định của pháp luật về tội huỷ hoại rừng, phân tích sơ bộ về vụ việc, chỉ ra những quyền lợi mà quý khách sẽ được bảo vệ; đề xuất hướng giải quyết có lợi cho khách hàng.
- Nhận tư vấn chuyên sâu: Luật sư ThinkSmart sẽ phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, chỉ ra các tình tiết giảm nhẹ tội có lợi cho Quý khách đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
- Quý khách sẽ được chủ động lựa chọn, quyết định phương án giải quyết vụ việc.
- Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản để trình bày, tranh tụng, bảo vệ quyền lợi cho Quý khách theo quy định pháp luật.
- Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, nhận văn bản, làm việc với các bên thứ ba như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án …
2. Các gói dịch vụ
Dựa trên nhu cầu, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:
Gói 1: Luật sư tư vấn, nhận định vụ việc, vấn đề pháp lý mà Quý khách đang gặp phải (Quý khách sẽ được Luật sư tư vấn về trình tự tố tụng, thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng, ưu – nhược điểm các phương án giải quyết theo quy định của pháp luật…)
Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: Quý khách sẽ được Luật sư tư vấn về trình tự tố tụng, thời hạn tố tụng, thẩm quyền tố tụng, ưu – nhược điểm các phương án giải quyết theo quy định của pháp luật; các tình tiết có lợi, bất lợi cho Quý khách, định hướng và soạn thảo các đơn thư có giá trị để bảo vệ tốt nhất lợi ích của Quý khách trước pháp luật.
Gói 3: Luật sư tư vấn, bảo vệ và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc: Quý khách sẽ được Luật sư đại diện toàn bộ quá trình thực hiện tố tụng để làm việc, bảo vệ quyền và lợi ích của Quý khách trước các Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan khác.
Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.
3. Cách thức kết nối:
Quý khách dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức:
YÊU CẦU LUẬT SƯ TƯ VẤN
4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết
Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:
i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.
ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.
iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.
v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
VI. Lời kết
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty ThinkSmart về vấn đề liên quan đến bào chữa cho thân chủ trong vụ án hình sự về tội huỷ hoại rừng. Nếu có bất kỳ thắc mắc xin hãy liên lạc với chúng tôi theo số hotline 1900 636391. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.