Nên bảo hộ nhãn hiệu hình hay nhãn hiệu chữ?


Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định về đặc điểm của nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc.

Do vậy, có thể hiểu rằng một nhãn hiệu có thể được đăng ký bảo hộ ở dạng chữ cái và dạng hình hoặc dạng hỗn hợp – nghĩa là kết hợp cả yếu tố chữ và hình.

Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Nên đăng ký bảo hộ nhãn hiệu chữ hay nhãn hiệu hình?

Thông qua quy định luật pháp và thực tiễn áp dụng có thể phân ra các cách tiếp cận chính trong việc bảo hộ nhãn hiệu thông qua các dấu hiệu hình và chữ như sau:

*Dấu hiệu chữ

Là dấu hiệu phổ biến nhất trong thực tiễn bảo hộ nhãn hiệu. Những dấu hiệu này có thể nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, ký tự, chữ số…Chúng thường sẽ là tên công ty, ví dụ như: SONY, GOOGLE, CocaCola, Netflix…

*Dấu hiệu hình

Là dấu hiệu như hình vẽ, hình ảnh, logo… được thể hiện trong không gian hai chiều. Dấu hiệu hình có thể được thể hiện qua một hoặc nhiều màu sắc và chúng không chứa chữ cái, từ ngữ, ký tự hay chữ số… Một số ví dụ tiêu biểu có thể kể đến là: Nike, LG, Spotify,…

Trên đây là một số nhãn hiệu ở dạng chữ và hình phổ biến, dễ được người tiêu dùng nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, pháp luật Sở hữu trí tuệ cho phép một nhãn hiệu được đăng ký ở cả dạng hỗn hợp – tức là sử dụng các dấu hiệu kết hợp từ cả dạng chữ và dạng hình, có khả năng phân biệt cao hơn so với việc chỉ sử dụng một yếu tố. Yếu tố hình có khi được thể hiện trong yếu tố từ ngữ, sát cạnh hoặc chồng lấn lên yếu tố từ ngữ, hoặc làm nền hoặc khung cho yếu tố từ ngữ.

Do đó, nếu có đủ điều kiện, chủ nhãn hiệu nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu cả dạng chữ lẫn dạng hình để đạt được sự bảo hộ hiệu quả nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về bảo hộ nhãn hiệu dưới góc độ pháp lý của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành. Cảm ơn Quý vị đã quan tâm và đón đọc. Để nhận tư vấn pháp luật, mời Quý vị kết nối với Luật sư ThinkSmart qua số điện thoại 1900 636391. Trân trọng./


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *