Chấm dứt hoạt động Văn phòng đại diện khi giải thể, phá sản doanh nghiệp


Văn phòng đại diện là gì?

Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó.

Trước khi thực hiện thủ tục đăng ký giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp phải làm thủ tục chấm dứt hoạt động các văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện doanh nghiệp gửi hồ sơ về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt văn phòng đại diện.

Thành phần hồ sơ

Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập trong nước

(1). Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện (mẫu Phụ lục II-20 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2). Quyết định của hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;

(3). Bản sao hợp lệ biên bản họp của hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện;

(4). Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện;

(5). Giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký hoạt động đối với văn phòng đại diện (mẫu Phụ lục II-15 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT) đối với các công ty đang hoạt động theo Giấy phép đầu tư;

Giấy chứng nhận đầu tư hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương chưa thực hiện bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp để được cấp đăng ký doanh nghiệp thay thế nội dung đăng ký kinh doanh trong Giấy phép đầu tư;

Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương (kê khai thông tin về doanh nghiệp theo Giấy đề nghị bổ sung thông tin đăng ký doanh nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT).

(6). Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;

(7). Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

b. Trường hợp văn phòng đại diện được thành lập ở nước ngoài

(1). Thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện ở nước ngoài (mẫu Phụ lục II-21 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);

(2). Văn bản ủy quyền cho người đi nộp hồ sơ và nhận kết quả nếu không phải là người đại diện theo pháp luật;

(3). Bản sao một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục (nếu có):

– Đối với công dân Việt Nam: Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu Việt Nam còn hiệu lực.

– Đối với người nước ngoài: Hộ chiếu nước ngoài hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài còn hiệu lực.

Nơi nộp hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở (hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở, khi thực hiện thông báo chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện ở nước ngoài).

Thời hạn giải quyết

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu không nhận được ý kiến từ chối của Cơ quan thuế, đồng thời ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *