Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội, quyền lợi và Trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội


I. Lời mở đầu 

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là chế độ bảo hiểm không thể thiếu đối với người lao động (NLĐ) Việt Nam hiện nay. Vậy bảo hiểm xã hội là gì? Khái niệm và các quy định pháp luật mới nhất về bảo hiểm? Quyền và nghĩa vụ khi tham gia bảo hiểm xã hội? Các chế độ bảo hiểm xã hội mới nhất như thế nào? Hãy cùng ThinkSmart tìm hiểu chi tiết về bảo hiểm xã hội Việt Nam trong bài viết dưới đây:

II. Căn cứ pháp lý

  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
  • Nghị định số 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
  • Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động – Thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về BHXH bắt buộc;
  • Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017) của Tổng giám đốc bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

III. Phân loại bảo hiểm xã hội 

1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Theo Khoản 1 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, khái niệm bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

“Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.”

2. Phân loại bảo hiểm xã hội

Có 03 loại bảo hiểm xã hội chính: Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm hưu trí bổ sung.

a. Bảo hiểm xã hội bắt buộc 

Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại bảo hiểm dành cho người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải đóng theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường khi làm hợp đồng lao động sẽ có điều khoản về quyền lợi bảo hiểm xã hội của người lao động. Người sử dụng lao động và người lao động cùng nhau chi trả cho khoản thanh toán về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên người sử dụng lao động sẽ chi trả nhiều hơn. 

Bảo hiểm xã hội được áp dụng đối với người lao động khi ký kết, tham gia hợp đồng lao động trên 03 tháng và không được xác định thời hạn nghỉ trong hợp đồng. 

Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: 

  • Ốm đau;
  • Thai sản;
  • Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện là hình thức bảo hiểm không mang tính chất bắt buộc người lao động tham gia. Người lao động có thể lựa chọn tham gia BHXH tự nguyện phù hợp với tình hình tài chính của bản thân và gia đình. BHXH sẽ dựa trên khoản mua bảo hiểm của bạn để đánh giá chế độ lương hưu khi hết tuổi lao động. 

Ngoài ra, bạn sẽ được chi trả một phần tài chính khi chẳng may ốm đau, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, sinh con, tai nạn, mất khả năng lao động,… 

Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây

  • Hưu trí;
  • Tử tuất.

c. Bảo hiểm hưu trí bổ sung 

Bảo hiểm hưu trí bổ sung là chính sách bảo hiểm xã hội mang tính chất tự nguyện nhằm mục tiêu bổ sung cho chế độ hưu trí trong bảo hiểm xã hội bắt buộc, có cơ chế tạo lập quỹ từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động dưới hình thức tài khoản tiết kiệm cá nhân, được bảo toàn và tích lũy thông qua hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật.

3. Các chế độ bảo hiểm xã hội Việt Nam 

Bảo hiểm xã hội Việt Nam được chia thành 5 chế độ chính:

  • Chế độ ốm đau.
  • Chế độ hưu trí.
  • Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Chế độ tử tuất.
  • Chế độ thai sản.
  • Chế độ bảo hiểm thất nghiệp. 

Mỗi chế độ BHXH mang đến cho NLĐ những quyền lợi hữu ích trong việc chăm sóc và bảo vệ con người trong cuộc sống. 

a. Chế độ ốm đau 

Đây là chế độ dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội thuộc trường hợp ốm đau hoặc tai nạn lao động có giấy chứng nhận của tổ chức, cơ sở y tế xác minh. Người lao động sẽ được nghỉ và hưởng các chế độ của lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội Việt Nam. Người lao động sẽ có mức hưởng khác nhau như thời gian nghỉ ốm đau và hưởng chế độ lao động của Bảo hiểm xã hội tùy vào từng công việc của người lao động. 

Thời gian nghỉ ốm đau của người lao động đóng bảo hiểm xã hội không quá 30 ngày. Nếu bạn chưa hồi phục sức khỏe trong khoảng thời gian này thì bạn sẽ được nghỉ theo chế độ nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau theo đúng quy định của pháp luật. 

Lưu ý: Các trường hợp lao động đóng bảo hiểm xã hội tự hủy hoại sức khỏe hoặc không phải do tai nạn lao động thì chế độ ốm đau sẽ không được nhận. 

b. Chế độ thai sản 

Chế độ tài sản là chế độ bảo hiểm xã hội dành cho các đối tượng là lao động nữ có đủ điều kiện hưởng trợ cấp của các chế độ thai sản. Họ sẽ được hưởng trợ cấp theo đúng quy định của pháp luật như: chế độ khám thai, ốm đau thai sản, nghỉ hưởng chế độ sẩy thai, phá thai, thai chết hoặc nghỉ hưởng chế độ sinh con, nghỉ hưởng chế độ các biện pháp tránh thai.

Đối với các trường hợp người lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con dưới 6 tuổi. Nếu có đủ điều kiện hưởng chế độ của thai sản thì họ sẽ nhận hỗ trợ một lần từ Bảo hiểm xã hội với một khoản tiền bằng hai lần thắng lương cơ sở trong thời gian nghỉ hưởng chế độ. Đối với trường hợp lao động nữ khi sinh con không đóng bảo hiểm xã hội mà chồng tham gia thì khi đó chồng sẽ nhận hỗ trợ một lần từ Bảo hiểm xã hội với khoản tiền bằng hai lần thắng lương cơ sở trong thời gian vợ nghỉ sinh con. 

Người lao động nữ được hưởng chế độ thai sản trong vòng 30 ngày mà chưa đủ sức khỏe để đi làm tiếp thì sẽ nghỉ từ 5 đến 10 ngày theo chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của quy định bảo hiểm xã hội. 

Lưu ý: Đối với người lao động và tham gia bảo hiểm xã hội khi mang thai hộ và nhận nuôi con dưới 6 tuổi cũng sẽ hưởng các chế độ bảo hiểm thai sản của Bảo hiểm xã hội. 

c. Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của Bảo hiểm xã hội

Đây là chế độ dành cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội không may bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Nếu đủ điều kiện hưởng chế độ theo đúng quy định của luật bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ nhận trợ cấp một lần hoặc theo tháng tùy theo mức độ ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Ngoài các trợ cấp bảo hiểm về thu nhập hàng tháng người lao động còn được hưởng các trợ cấp về phương tiện đi lại, gậy chống, các công cụ sinh hoạt để nhằm giúp cho người lao động nhanh chóng khỏe mạnh. 

d. Chế độ hưu trí 

Đây là chế độ dành cho người lao động đến tuổi suy giảm sức khỏe lao động, không thể lao động theo quy định của tổ chức bảo hiểm xã hội Việt Nam và đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội. Người lao động sẽ nhận được tiền hưu trí hàng tháng tùy thuộc vào mức tham gia và khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội. 

Ngoài ra đối với người tham gia bảo hiểm xã hội chưa nạp đủ 20 năm mà đủ tuổi về hưu hoặc khi nghỉ việc chưa nạp đủ 20 năm tiền bảo hiểm xã hội có thể lên trực tiếp các tổ chức, cơ quan bảo hiểm xã hội để yêu cầu thanh toán bảo hiểm xã hội và hưởng mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Xác định đúng mức lương đóng bảo hiểm hàng tháng để tính mức lương hưu trí và trợ cấp bảo hiểm một lần. 

e. Chế độ tử tuất 

Là chế độ dành cho những người tham gia bảo hiểm xã hội khi bị tử vong (chết). Bảo hiểm xã hội sẽ trợ cấp mai táng, hỗ trợ tử tuất hàng tháng và trợ cấp từ tuất mỗi tuần theo quy định của tổ chức, cơ quan BHXH.

Đây là phần thu nhập hỗ trợ cho thân nhân người tham gia bảo hiểm xã hội khi gặp bất trắc và tử vong. Mức trợ cấp tử tuất hàng tháng phụ thuộc vào mức lương cơ sở của người tham gia bảo hiểm tại thời điểm đang tham gia. Mức trợ cấp tử uất hàng tuần phụ thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội và mức đóng bảo hiểm hàng tháng.

f. Chế độ bảo hiểm thất nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm nhằm hỗ trợ người lao động mất đi thu nhập hàng tháng do thất nghiệp. Điều kiện hưởng chế độ thất nghiệp khi người lao động đóng đủ quỹ thất nghiệp trong bảo hiểm xã hội trên 12 tháng trước 24 tháng kể từ khi thất nghiệp. Trong khoảng thời gian 3 tháng kể từ khi thất nghiệp người lao động muốn nhận bảo hiểm xã hội thất nghiệp phải làm hồ sơ nộp lên các tổ chức, cơ quan bảo hiểm xã hội để hưởng. 

Trong thời gian chờ thủ tục thất nghiệp, người thất nghiệp phải chưa tìm được việc trong 15 ngày kể từ ngày đăng ký. Thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm phải phụ thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp. Mức hưởng trợ cấp hàng tháng sẽ tính bằng 60% mức đóng khi tham gia bảo hiểm trước khi thất nghiệp 6 tháng. 

Lưu ý: Những người đang hưởng chế độ thất nghiệp vẫn được hưởng chế độ bảo hiểm theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. 

4. Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội Việt Nam

  • Người lao động được hưởng thời gian nghỉ và quyền lợi bảo hiểm xã hội khi bản thân và con cái đau ốm.
  • Được hưởng thời gian nghỉ và quyền lợi khi thai sản và sinh con.
  • Được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội khi nhận nuôi con. 
  • Được hưởng quyền lợi hưu trí khi đến tuổi về hưu.
  • Được hưởng quyền lợi khi tai nạn lao động hoặc mắc phải bệnh nghề nghiệp. 
  • Được hưởng quyền lợi trợ cấp mai táng và tiền tuất.
  • Được hưởng chế độ hưu trí và lương hưu. 
  • Được hưởng chế độ hỗ trợ mai táng và tiền tuất.

5. Một số nguyên tắc bảo hiểm xã hội mà người đóng và doanh nghiệp nên biết

  • Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
  • Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

6. Quyền và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội 

a. Đối với người lao động 

Người lao động có quyền và trách nhiệm khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Quyền của người lao động

1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.

3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:

a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;

b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;

c) Thông qua người sử dụng lao động.

4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:

a) Đang hưởng lương hưu;

b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;

c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;

d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành

5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.

6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người lao động

1. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định.

2. Thực hiện quy định về việc lập hồ sơ bảo hiểm xã hội.

3. Bảo quản sổ bảo hiểm xã hội.

b. Đối với người sử dụng lao động 

Người sử dụng lao động cần lưu ý quyền và trách nhiệm sau 

Quyền của người sử dụng lao động

1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người sử dụng lao động

1. Lập hồ sơ để người lao động được cấp sổ bảo hiểm xã hội, đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.

2. Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định pháp luật và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội.

3. Giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định của Luật bảo hiểm xã hội đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

4. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả trợ cấp bảo hiểm xã hội cho người lao động.

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.

6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội.

7. Định kỳ 06 tháng, niêm yết công khai thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động; cung cấp thông tin về việc đóng bảo hiểm xã hội của người lao động khi người lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu.

8. Hằng năm, niêm yết công khai thông tin đóng bảo hiểm xã hội của người lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp theo quy định.

7. Trình tự, thủ tục đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH; cấp sổ BHXH. 

a. Thành phần hồ sơ gồm:

STTNội dungGhi chú
1.– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
Trường hợp NLĐ được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn. Bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017).
Đối với NLĐ làm việc tại đơn vị SDLĐ nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ.
2.– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
– Hợp đồng lao động có thời hạn ở nước ngoài hoặc hợp đồng lao động được gia hạn kèm theo văn bản gia hạn hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động được ký mới tại nước tiếp nhận lao động theo hợp đồng.
Đối với NLĐ đi làm việc ở nước ngoài.
3.– Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK1-TS phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
– Các sổ BHXH.
Đối với NLĐ có từ 02 sổ BHXH trở lên có thời gian đóng BHXH trùng nhau.
4.– Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH (Mẫu TK3-TS phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017);
– Báo cáo tình hình sử dụng lao động và danh sách tham gia BHXH (Mẫu D02-LT phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017); 
– Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS phụ lục kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH (14/4/2017).
Đối với đơn vị SDLĐ. 

b. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc ngày có hiệu lực của quyết định tuyển dụng đơn vị SDLĐ phải nộp toàn bộ hồ sơ theo quy định.

c. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lập, nộp hồ sơ:

* Lập hồ sơ:

  1. NLĐ làm việc tại đơn vị SDLĐ: Lập hồ sơ theo quy định tại Điểm a mục 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017; nộp hồ sơ cho đơn vị SDLĐ.
  2. NLĐ làm việc ở nước ngoài: Lập hồ sơ theo quy định tại Điểm b mục 1.1 Khoản 1 Điều 23 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 về Thành phần hồ sơ đóng qua đơn vị đưa NLĐ đi làm việc ở nước ngoài hoặc đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nơi cư trú của NLĐ trước khi đi làm việc ở nước ngoài.
  3. Đơn vị SDLĐ: Ghi mã số BHXH vào các mẫu biểu tương ứng đối với NLĐ đã được cấp mã số BHXH; Hướng dẫn NLĐ lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) đối với NLĐ chưa được cấp mã số BHXH (kể cả NLĐ không nhớ mã số BHXH); nộp cho cơ quan BHXH.

* Nộp hồ sơ:

Đơn vị SDLĐ, NLĐ làm việc ở nước ngoài đóng trực tiếp cho cơ quan BHXH nộp hồ sơ bằng một trong các hình thức sau:

  1. Qua dịch vụ bưu chính công ích;
  2. Trực tiếp tại Bộ phận Một cửa của cơ quan BHXH cấp tỉnh, cấp huyện hoặc tại Trung tâm Phục vụ HCC các cấp.
  3. Qua giao dịch điện tử đối với đơn vị SDLĐ: lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng Thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc qua tổ chức I-VAN.
Bước 2: Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và giải quyết theo quy định:

Cơ quan thực hiện: BHXH Tỉnh, Quận/huyện

Bước 3: Nhận kết quả:

Nhận kết quả gồm: Sổ BHXH. 

Nhận kết quả giải quyết: theo hình thức đã đăng ký.

d. Thời hạn giải quyết

Kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định:

  • Trường hợp cấp sổ BHXH mới: không quá 05 ngày.
  • Trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về đóng BHXH: không quá 10 ngày.
  • Trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương đóng BHXH: không quá 03 ngày.
  • Trường hợp xác nhận sổ BHXH: không quá 05 ngày.

e. Đối tượng thực hiện

Đơn vị SDLĐ; NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

f. Lệ phí: 

Không. 

IV. Dịch vụ tư vấn về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội của ThinkSmart

1. Nội dung công việc

Trong quá trình tư vấn về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội, nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội với các nội dung cụ thể sau đây:

  • Nhận tư vấn định hướng miễn phí
  • Nhận tư vấn chuyên sâu: Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
  • Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản theo thủ tục đăng ký Bảo hiểm xã hội.
  • Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, làm việc với các bên thứ ba như: cơ quan có thẩm quyền giải quyết chế độ về Bảo hiểm xã hội …

2. Các gói dịch vụ

Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:

Gói 1: Luật sư tư vấn về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội. 

Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ về thủ tục đăng ký Bảo hiểm xã hội. 

Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc. Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.

3. Cách thức kết nối

Để nhận tư vấn về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội, Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây: 

4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết

Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.

v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

V. Lời kết 

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về Bảo hiểm xã hội, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia bảo hiểm xã hội. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *