Quy trình thành lập công ty liên doanh


Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu với các nước trong khu vực và trên thế giới. Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng tăng, việc nhà đầu tư lựa chọn loại hình công ty liên doanh sẽ hạn chế tối đa rủi ro cho nhà đầu tư. Bởi lẽ công ty liên doanh là một loại hình hợp tác giữa Nhà đầu tư trong nước và Nhà đầu tư nước ngoài để cùng thực hiện dự án chung, cùng nhau chia sẻ rủi ro trên cơ sở hợp đồng liên doanh.

Cơ sở pháp lý

– Luật đầu tư năm 2020;

– Luật Doanh nghiệp năm 2020;

– Nghị định số 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;

– Thông tư 16/2015/TT-BKHĐT quy định biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt Nam.

I. Giải thích từ ngữ

Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan có thẩm quyền cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản, bản điện tử ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Công ty liên doanh là hình thức công ty được tạo dựng từ sự hợp tác của nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài bằng hợp đồng liên doanh.

II. Nội dung quy trình

1. Chuẩn bị hồ sơ

  • Nhà đầu tư nước ngoài cần cung cấp
  • Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân

+ Bản sao chứng thực CMND hoặc hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài;

+ Chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài;

  • Trường hợp nhà đầu tư là pháp nhân

+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Điều lệ của công ty được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty trong 02 năm gần nhất được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Quyết định của công ty về việc đầu tư tại Việt Nam và cử người đại diện phần vốn góp tại Việt Nam được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp được cử làm Giám đốc công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp;

+Giấy xác nhận ngần hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho công ty liên doanh sẽ thành lập tại Việt Nam được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự.

  • Nhà đầu tư Việt Nam cần cung cấp

– Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam là cá nhân

+ Giấy xác nhận ngần hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vố góp cho công ty liên doanh tại Việt Nam và cử người đại diện phần vốn góp đó tại Việt Nam;

+ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu.

– Trường hợp nhà đầu tư Việt Nam là pháp nhân

+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

+ Bản sao chứng thực điều lệ công ty;

+ Bản sao chứng thực Giấy xác nhận của ngân hàng liên quan đến số dư tài khoản tương đương với số vốn góp cho công ty liên doanh tại Việt Nam

+ Biên bản họp, Quyết định của công ty liên quan đến việc tham gia góp vốn thành lập công ty liên doanh tại Việt nam và cử người đại diện phần vốn góp đó tại Việt Nam;

+ CMND/CCCD hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật (trong trường hợp cử làm giám đốc công ty) hoặc trong trường hợp là người đại diện quản lý phần vốn góp;

+ Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước công dân.

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp phải được công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự và phải được dịch sang tiếng Việt.

  • Giấy tờ khác theo quy định của luật doanh nghiệp

– Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư khi thành lập công ty liên doanh sẽ bao gồm các tài liệu sau:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đầu tư do cơ quan có thẩm quyền quy định;(Theo mẫu quy định);

+ Bản danh sách thành viên công ty, kèm theo là bản sao các giấy tờ chứng thực cá nhân, người đại diện ủy quyền theo pháp luật;

+ Bản sao công chứng đã được dịch và hợp pháp hóa lãnh sự của doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư liên doanh;

+ Bản điều lệ công ty liên doanh;

+ Văn bản xác định vốn pháp định, Bản sao chứng chỉ hành nghề của người đứng đầu công ty theo quy định pháp luật với truờng hợp thành lập công ty có điều kiện như trên;

+ Hợp đồng thuê địa điểm đặt trụ sở chính công ty;

+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với địa điểm thuê (đối với thuê nhà mặt đất) hoặc giấy tờ chứng minh địa chỉ kinh doanh có chức năng kinh doanh văn phòng (với địa chỉ là nhà tầng).

Lưu ý: Đối với doanh nghiệp nước ngoài lần đầu đăng ký đầu tư liên doanh tại Việt Nam cần có hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư.

2. Quy trình thành lập

Bước 1: Tiến hành nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền

Sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị hồ sơ cần thiết, Nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ đăng kí thành lập công ty liên doanh tại Bộ phận một cửa sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Một số cơ quan chưa có bộ phận một cửa nhà đầu tư thực hiện nộp hồ sơ tại phòng văn thư hoặc phòng ban khác theo quy định cụ thể của từng địa phương;.

Tại giai đoạn này, khi nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện rà soát tính hợp lệ và đầy đủ của hồ sơ.

Bước 2: Tiếp nhận, thẩm định và giải quyết hồ sơ

Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp kiểm tra và thụ lý hồ sơ

– Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp ra thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi, bổ sung hồ sơ, nhà đầu tư nộp lại hồ sơ tại sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban quản lý khu công nghiệp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.

– Nếu hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý Khu công nghiệp trình Uỷ ban nhân dân Thành phố hoặc Giám đốc Ban Quản lý Khu công nghiệp phê duyệt

Đối với một số dự án phải thẩm tra hoặc xin giấy phép, Sở Kế hoạch và Đầu tư hoặc Ban Quản lý khu công nghiệp ra công văn hỏi ý kiến các Bộ, Sở có liên quan trước khi trình Uỷ ban nhân dân thành phố, Giám đốc Ban Quản lý Khu công nghiệp phê duyệt khi thành lập công ty liên doanh.

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư liên hệ:

– Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Giấy chứng nhận mã số thuế công ty liên doanh.

– Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để xin cấp Dấu và Giấy chứng nhận mẫu dấu công ty.

III. Dịch vụ Luật sư tư vấn quy trình thành lập công ty liên doanh

1. Nội dung công việc

Trong quá trình tư vấn thành lập công ty liên doanh, nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn thành lập công ty liên doanh, với các nội dung cụ thể sau đây:

• Nhận tư vấn về: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty liên doanh 

• Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.

• Quý khách chủ động quyết định phương án.

• Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản theo quy định pháp luật.

• Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, làm việc với các bên thứ ba như Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu công nghiệp, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác…

• Nhận kết quả (hoàn thành mục tiêu của Quý khách).

2. Các gói dịch vụ

Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:

• Gói 1: Luật sư tư vấn: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty liên doanh

• Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng, soạn thảo hồ sơ: điều kiện, hồ sơ, thủ tục thành lập công ty liên doanh 

• Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc.

Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.

3. Cách thức kết nối

Để nhận tư vấn thành lập công ty liên doanh, Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây:

4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết

Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.

v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

V. Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về thành lập công ty liên doanh. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *