KHI NÀO ĐƯỢC KHÁNG CÁO QUYẾT ĐỊNH SƠ THẨM ?


HỎI: Tôi vừa mới xét xử sơ thẩm xong nhưng không đồng tình với quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự, tuy nhiên, tôi không biết mình có quyền kháng cáo quyết định đó không. Xin hỏi, những quyết định sơ thẩm nào được quyền kháng cáo?

NỘI DUNG TƯ VẤN:

Căn cứ pháp lý

Khoản 2 Điều 330 BLTTHS năm 2015 quy định về các quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, cụ thể như sau: Quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, bị cáo và quyết định khác của Tòa án cấp  sơ thẩm theo quy định của BLTTHS năm 2015.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 333 BLTTHS năm 2015 thì Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

Như vậy, trong trường hợp trên của anh chị, thì quyết định tạm đình chỉ vụ án hình sự là đối tượng của quyền kháng cáo. Anh chị nếu không đồng ý với quyết định tạm đình chỉ vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng có thể thực hiện quyền kháng cáo của mình để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp.

Trình tự, thủ tục kháng cáo:

Anh/chị phải phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

Trường hợp Anh/chị đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho Anh/chị thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

Anh/chị có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Trong trường hợp này, Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của BLTTHS năm 2015

Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

– Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

– Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

– Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

– Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

Nguồn tham khảo: Cổng thông tin điện tử Bộ tư pháp


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *