Luật sư tư vấn, đại diện giải quyết tranh chấp Kinh doanh – Thương mại


I. Lời mở đầu

Kinh doanh thương mại đã được tách ra làm một nhóm các quan hệ pháp luật riêng so với hình sự, dân sự và hành chính bởi các tính chất đặc thù của nhóm quan hệ này. Ngày nay trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất của các doanh nghiệp, khó có thể tránh khỏi những tranh chấp trong hoạt động kinh doanh đối với các đơn vị khác, và việc xảy ra những tranh chấp không đáng có sẽ gây ảnh hưởng lớn hình ảnh cũng như hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp liên quan đến tranh chấp.

II. Giải thích Thuật ngữ 

III. Trình tự, thủ tục tư vấn giải quyết tranh chấp

Để thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại, mời Quý khách tham khảo những nội dung sau đây:

1. Yêu cầu giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Để tư vấn giải quyết một tranh chấp thuộc lĩnh vực kinh doanh – thương mại, cần căn cứ và tuân thủ vào những yêu cầu như sau:

  • Một là, Tranh chấp phải được giải quyết một cách kịp thời, khẩn trương để có thể tận dụng được những cơ hội kinh doanh, loại trừ những rủi ro từ tác động của thị trường.
  • Hai là, Phải bảo đảm giữ được bí mật của hoạt động kinh doanh cũng như uy tín của các bên trong quan hệ tranh chấp. Cho dù có tranh chấp, nhưng đây là những tranh chấp về lợi ích kinh tế nên các bên có xu hướng tự thương lượng để giải quyết. Các phương thức giải quyết tranh chấp có sự xuất hiện, can thiệp của bên thứ ba chỉ được sử dụng khi không thể giải quyết bằng tự thương lượng.
  • Ba là, Việc giải quyết tranh chấp phải có chi phí hợp lý về thời gian, cơ hội và chi phí tiền bạc. Mỗi bên đều có quyền cân nhắc, so sánh giữa cái được và những chi phí phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp, lợi ích kinh tế và sự ổn định quan hệ kinh doanh để từ đó lựa chọn phương thức và đưa ra yêu cầu giải quyết tranh chấp. Tranh chấp trong kinh doanh chỉ được giải quyết thỏa đáng khi các bên đã tìm ra phương án dung hòa được các lợi ích, lợi ích kinh tế của các bên và lợi ích các mặt của cùng một bên.

2. Phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại

Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp nói riêng cũng như mọi vấn đề liên quan đến quá trình giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh, thương mại nói chung dựa trên nguyên tắc quan trọng là quyền tự định đoạt của các bên. Cơ quan nhà nước và trọng tài thương mại chỉ can thiệp theo yêu cầu của các bên tranh chấp. Kể cả khi Toà án hoặc trọng tài đã can thiệp thì trong quá trình tố tụng, quyền tự định đoạt biểu hiện bằng những hành vi đơn phương hoặc thỏa thuận của các bên vẫn luôn được ghi nhận và tôn trọng. Quyền tự định đoạt của các bên được coi là một nội dung của quyền tự do kinh doanh và được pháp luật bảo hộ. Pháp luật hiện hành của Việt Nam, trong các văn bản pháp luật quốc gia cũng như trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên đều đã ghi nhận nguyên tắc này.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại bao gồm:

– Thương lượng;

– Hòa giải;

– Trọng tài thương mại;

– Tòa án nhân dân.

3. Thương lượng

Thương lượng là phương thức tốt nhất để giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh vì nó đáp ứng được những yêu cầu như đã nêu trên. Thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp tự nguyện lựa chọn trước tiên và trong thực tiễn, phần lớn tranh chấp trong kinh doanh được giải quyết bằng phương thức này. Nhà nước khuyến khích áp dụng phương thức tự thương lượng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọng quyền thỏa thuận của các bên. Chính vì vậy, pháp luật không đưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức tự thương lượng.

4. Hòa giải

Hòa giải là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia của bên thứ ba là cá nhân hoặc tổ chức đóng vai trò là trung gian hòa giải để hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp. Kết quả hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹ năng của trung gian hòa giải. Quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấp không phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp. Trung gian hòa giải có những lợi thế nhất định đối với việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại có nội dung phức tạp, các bên ít hiểu biết đối với nhau. Ở Việt Nam, thực tiễn  phương thức này ít được áp dụng.

5. Trọng tài thương mại

Khác với hai phương thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại: thương lượng và hòa giải chủ yếu do các bên tự định đoạt không thông qua cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Hai phương thức giải quyết tranh chấp: trọng tài thương mại và tòa án nhân dân phải thông qua cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết tranh chấp và phải tuân theo trình tự, thủ tục tố tụng theo quy định của pháp luật.

Việc lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có một số ưu điểm như tính chung thẩm và hiệu lực của quyết định trọng tài đối với việc giải quyết tranh chấp; tính bí mật; tính liên tục; tính linh hoạt; tiết kiệm thời gian; không bị ràng buộc bởi nguyên tắc lãnh thổ, các bên có quyền lựa chọn mô hình trọng tài, lựa chọn trọng tài viên để giải quyết vụ tranh chấp, duy trì được quan hệ đối tác; trọng tài cho phép các bên sử dụng được kinh nghiệm của các chuyên gia.

6. Tòa án

Việc giải quyết tranh chấp qua Toà án cũng có nhiều lợi thế, như 

(i) Toà án là cơ quan đại diện cho quyền lực tư pháp của Nhà nước nên các quyết định, bản án của Toà án mang tính cưỡng chế thi hành đối với các bên; 

(ii) với nguyên tắc hai cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện và khắc phục kịp thời; 

(iii) với điều kiện thực tế ở Việt Nam, thì án phí Toà án thấp hơn lệ phí Trọng tài. 

Tuy nhiên, việc giải quyết tranh chấp qua Toà án cũng bộc lộ một số hạn chế nhất định mà đáng kể nhất là thủ tục Toà án quá chặt chẽ làm thời gian giải quyết tranh chấp thường bị kéo dài; khả năng tác động lên quá trình tố tụng của các bên là rất hạn chế.

IV. Dịch vụ Luật sư tư đại diện giải quyết tranh chấp

1. Nội dung công việc

Trong quá trình thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại, nếu có khó khăn, vướng mắc, đội ngũ Luật sư ThinkSmart luôn sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ Quý khách. Khi kết nối với ThinkSmart, Quý khách sẽ được cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại, với các nội dung cụ thể sau đây:

  • Nhận tư vấn định hướng miễn phí: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại
  • Nhận tư vấn chuyên sâu: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại
  •  Luật sư ThinkSmart phân tích pháp lý, đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, đồng thời phân tích chặt chẽ ưu điểm – nhược điểm của từng phương án đó. Điều này giúp Quý khách có cái nhìn tổng thể và khách quan nhất về kết quả dự kiến đạt được.
  • Quý khách chủ động quyết định phương án giải quyết tranh chấp.
  • Luật sư ThinkSmart xây dựng, soạn thảo đầy đủ hồ sơ, văn bản theo thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại theo quy định pháp luật.
  • Luật sư ThinkSmart đại diện Quý khách đi nộp hồ sơ, làm việc với các bên thứ ba như Toà án, Viện kiểm sát, …
  • Nhận kết quả sau khi giải quyết tranh chấp thành công (hoàn thành mục tiêu của Quý khách).

2. Các gói dịch vụ

Dựa trên nhu cầu của bản thân, Quý khách có thể lựa chọn 1 trong 3 gói dịch vụ như sau:

  • Gói 1: Luật sư tư vấn: thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại
  • Gói 2: Luật sư tư vấn và xây dựng phương án, soạn thảo hồ sơ: quy trình, điều kiện, hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại
  • Gói 3: Luật sư tư vấn và đại diện Quý khách thực hiện toàn bộ công việc. Ghi chú: Với những công việc bắt buộc phải có sự hiện diện của Quý khách theo luật định, ThinkSmart sẽ cử nhân sự đồng hành cùng Quý khách.

3. Cách thức kết nối

Để nhận tư vấn về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại, Quý khách có thể dễ dàng kết nối với ThinkSmart thông qua 1 trong 3 cách thức sau đây:

4. Nguyên tắc hoạt động, cam kết

Trong suốt quá trình cung cấp dịch vụ pháp lý cho Quý khách nói riêng và quá trình hoạt động nghề nghiệp nói chung, ThinkSmart cam kết tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau đây:

i. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

ii. Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

iii. Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

iv. Bảo mật thông tin Khách hàng.

v. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

vi. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

V. Lời kết

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty luật ThinkSmart về trình tự, thủ tục trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp kinh doanh – thương mại. Trân trọng cảm ơn Quý khách đã quan tâm và tin dùng dịch vụ pháp lý của ThinkSmart./.


Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *